Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

38 pháp Hạnh phúc-36-XÚC CHẠM VIỆC ĐỜI, TÂM KHÔNG XÔN XAO SÓNG

KỆ NGÔN X

HẠNH PHÚC XXXV

Phuṭṭhassa loka-dhammehi cittaṃ yassa ra kampati

Tâm không xao động vì pháp thế gian

(Khi xúc chạm việc đời. Tâm không động, không sầu)


Câu Phật ngôn này có ba từ nên giải cho rõ:
1. Loka: Nghĩa là thế gian. Phạn ngữ loka còn có nghĩa là hư hoại, tiêu diệt, tan rã... Ý nghĩa ấy rất đúng vì thế gian nầy có gì bền vững lâu dài đâu, mặc dầu là núi non, sông bể đều cũng có ngày thay đổi hay tiêu diệt.
2. Lokadhamma: Nghĩa là pháp thế gian. Pháp thế gian có 8 điều, thường ở trong thế gian hay là ở trong tâm của con người. Vì con người còn luân hồi trong thế gian, nên pháp ấy gọi là thế gian pháp hay là pháp thế gian.
3. Kampati: Là rung động. Tâm người vì còn phiền não nên bị 8 pháp ấy làm rung động, xao xuyến, lay chuyển nên không bao giờ yên được. Vì tâm rung động bởi các pháp ấy nên người rất lo chạy theo nó, hoặc tìm về vì chưa có, hay kiếm lại vì bị mất, hoặc vì sợ mất nên lo giữ. Đấy là nguyên nhân sanh khổ - vì khi được cũng khổ mà khi mất lại càng khổ. Thật vậy khi mất thì khổ đã đành, nhưng khi được lại mất công gìn giữ, sợ bị mất. Trong 8 pháp ấy có những pháp mà mình không thích, không ưa, nên mình lại không muốn cho nó đến với mình, hết sức cố gắng không cho nó đến, mà nó vẫn đến!
8 pháp ấy ví như cái lưới, còn chúng sanh ví như cá trong lưới thật là khó thoát khỏi.
Đây tôi xin giải luôn tiếng “chúng sanh”; phạn ngữ satta nghĩa là chúng sanh, nhưng còn có nghĩa là dính, ý nói dính trong pháp thế gian; ví như cá mắc dính trong lưới, hay cắn phải câu vậy.

+ Còn 8 pháp thế gian ấy là:

                      Thích
                    Ghét
1. Lābho: Được lợi
3. Yaso: Được danh
5. Pasaṃsā: Được khen
7. Sukha: Được lạc
2. Alābho: Mất lợi
4. Ayaso: Mất danh
6. Nindā: Bị chê
8. Dukkha: Bị khổ
Trong 8 pháp này có 4 pháp người ưa thích, còn 4 pháp người chán ghét.
Chúng ta ham mê hay ưa thích 4 pháp “được lợi, được danh, được khen, được lạc”. Vì ưa thích nên ta chạy theo nó, đến nỗi quên già. Chúng ta quên rằng, những gì mà ta ưa thích, ta chưa thỏa mãn, thì lại bị mất đi; hay ta lại bỏ nó ra đi, tôi muốn nói ta chết và không đem gì theo được. Vì con người chưa có trí tuệ, nên không nhận thức vô thường, khổ não, vô ngã, nên cứ chạy theo các pháp ấy. Ta lại thương tiếc buồn rầu vì những của cải không phải là ta mà cũng không phải là của ta, cũng không trung thành với ta nữa. Đã gọi là loka (thế gian) nghĩa là tan hoại, thì làm sao tìm được một điều gì trung thành với ta được? Con người cũng vì tám pháp thế gian nên giết hại nhau. Vì 8 pháp ấy mà cá nhân tranh với cá nhân, gia đình tranh với gia đình, xóm này tranh với xóm kia, xứ này tranh với xứ nọ, nên thế gian thường bị chiến tranh tiêu diệt. Xét kỹ, không có gì gây thảm họa cho chúng ta hơn là 8 pháp ấy. Vì vậy nên đức Thế Tôn dạy chúng ta không nên rung động, xao động vì pháp thế gian - ý nói không nên để 8 pháp ấy ngự trị trong chúng ta.
Khi chúng ta biết 8 pháp ấy gây thảm họa cho nhân loại, thì chúng ta cũng nên tránh đi được phần nào hay phần ấy, khi chúng ta cố tránh thì lợi ích trước nhất là chúng ta được an vui, mà người ở gần ta cũng được hạnh phúc.

+ Muốn diệt trừ 8 pháp ấy, ta cần phải trang bị 3 pháp sau đây: 

1. Lokapāladhamma: Pháp hộ trì thế gian (loka); nó gồm có hai pháp: Hiri - là tàm, là hổ thẹn tội lỗi; và ottappa - là quý, là ghê sợ tội lỗi.
Như ta biết loka là hư hoại, tiêu hoại; mà pháp này gọi là pháp gìn giữ (hộ trì), thì rõ ràng là pháp tương đối, hay đối trị với pháp tiêu hoại. Hai pháp này có ý nói rằng, khi người đời biết hổ thẹn, biết ghê sợ tội lỗi, thì không bao giờ dám làm tội; mà không dám làm tội thì không khi nào ác pháp đến gần - do vậy, tức nhiên ta sẽ được hạnh phúc.
2. Sati: Trí nhớ (niệm);  sampajañña: Biết mình (Tỉnh giác).
Hành giả phải có trí nhớ (chánh niệm) để quan sát những đề mục mà tâm thâu lấy, trí nhớ ví như người giữ cửa thành, cần biết người nào nên cho vào, người nào không nên cho vào. Trí nhớ cũng vậy, không cho các ác pháp xâm nhập vào. Biết mình (tỉnh giác) là khi biết pháp ác đã xâm nhập vào rồi, nên cố gắng diệt trừ nó bằng mọi phương cách.
3. Yonisomanasikāra: Có trí tuệ suy xét cho chu đáo (như lý tác ý).
Ý nói khi ta muốn làm việc gì nên dùng trí tuệ suy nghĩ cho kỹ, và biết đâu là hại đâu là lợi để thực hành.
Trong chú giải bài kinh hạnh phúc có dạy rằng: Vì chúng sanh còn nhiều phiền não nên bị 8 pháp ấy chi phối, nên khi được lợi thì vui, khi mất lợi thì buồn, tức sanh ra oán thù, cột oan trái làm hại kẻ khác, đó là nhân làm cho người
luân hồi và phải khổ mãi mãi, chung quy là ta không diệt
bỏ được 8 pháp thế gian ấy.
Riêng về các bậc trí thức[1], khi được lợi lộc, danh vọng,  quyền chức... cũng như khi bị mất đi, các ngài không lấy đó làm vui hay buồn. Vì các ngài thấy rõ rằng, các món làm ta ưa thích, có theo liền với ta chăng nữa, thì ngày kia cũng phải một lượt với xác thân này ra đi. Trong lúc đó, thế thường thì những gì ta yêu thương lắm, thích thú lắm, khi cái ấy hư hay mất vì nguyên nhân nào, thì ta càng buồn nhiều. Mà nếu ta có nhiều vật mà ta yêu thương, mỗi ngày mất đi một món thì cái khổ ấy sẽ càng tăng gia.
Tâm không rung động vì pháp thế gian là tâm của các bậc thánh nhơn, ta còn phàm nhơn, không sao tránh khỏi, nhưng ta cũng phải ráng diệt lần đi, ngày nào nhân tròn, duyên đủ ta cũng đắc được thánh quả vậy.

+ Còn có 2 pháp nữa cần phải thực hành để cho tâm ta không rung động vì 8 pháp thế gian:

1. Bước đầu tiên học và hành minh sát tuệ, để trí nhớ quan sát mọi việc, dùng trí tuệ phán đoán việc làm, làm cho trí tuệ và trí nhớ càng tăng trưởng. Quan sát thấy thân này vô thường, khổ não và vô ngã nên bền công tu tập mãi theo minh sát tuệ.
2. Hành theo bát chánh đạo để chứng ngộ Niết-bàn (đã giải kỹ rồi).

+ Tâm không xao động vì pháp thế gian có hạnh phúc là:

1. Là người không bị nóng nảy.
2. Là phước lành.
3. Được an vui.
4. Không dễ duôi.
5, Là người thực hành nghiêm túc theo lời giáo huấn của đức Từ Phụ.
6. Là người hành theo giới, định, huệ.
7. Là người biết thành tựu lợi lạc cho mình trong kiếp hiện tại và kiếp vị lai.
8. Là người đáng là gương mẫu cho hậu sanh.

9. Là nhân làm cho Phật giáo được thạnh hành.

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

CHÚ ĐẠI BI HOA – PHẠN – VIỆT NGỮ

CHÚ ĐẠI BI HOA – PHẠN – VIỆT NGỮ
南 無 喝 囉 怛 那 哆 囉 夜 耶 南無 阿唎 耶 婆 盧 羯 帝 爍 缽 囉 耶
नमो रत्नत्रयाय नमह् अयय अवऱोकितेश्वराय
Namo ratna trayāya, namah ārya avalokiteśvarāya
Nam mô rát na tra dà da, nama à ri da a va kích tê và ra da
菩 提 薩 埵 婆 耶 摩 訶 薩 埵 婆 耶 摩訶 迦 盧 尼 迦 耶
बोधधसत्त्वाय महासत्वाय महािारुननिाय
Bodhisattvāya mahāsatvāya mahākārunikāya
Bô đi sát và ya Ma ha sát và ya Ma ha ca ru ni cà da
唵 薩 皤 囉 罰 曳 數怛那 怛 寫 南無悉 吉栗埵 伊蒙
ॐ सवयरभय सुधनदस्ये नमस ्(namas) िृ त्वा (krtvā) इमम ्(imam)
Oṃ sarvarabhaya sudhanadasye namaskrtvā ( नमस्तत्वा ) imam
Om Sạt va ra ba da Su đa na đát sê Nama khơ rơ tê và y mam
阿 唎 耶 婆 盧 吉 帝 室 佛 囉 楞 馱 婆 南 無 那 囉 謹 墀
आयायवऱोकितेश्वर रंधव नमो नरकिन्दद।
āryāvalokiteśvara raṃdhava namo narakindi.
À rị dà va lô kích tê va ra ram đa va Nam mô na ra kinh di
醯 唎! 摩 訶 皤 哆 沙 咩 薩 婆 阿 他 豆 輸 朋 阿 逝 孕
ह्रिह् महावधसम सवय अथदु शुभुं अजेयं।
Hrīh ̣ mahāvadhasama sarva athadu śubhuṃ ajeyaṃ.
Hì ri Ma hà va đa sa ma Sạt va a tha du su bum a dệ dam
薩 婆 薩 哆 那 摩 婆 薩 多 那 摩 婆 伽 摩 罰 特 豆
सवय सत्य नम वस्त्य नमो वाि मार्य दातुह्।
Sarva satya nama vastya namo vāka mārga dātuh
Sạt va sát ya nama vát ty a nam mô và ca mạt ga đạt tu
怛 姪 他 唵 阿婆盧醯 盧迦帝 迦羅帝 夷 醯利
तद्यथा ॐ अवऱोकि ऱोचते िरते ए ह्रिह्
Tadyathā oṃ avaloki locate karate e hrīh ̣
Tá đi a thà om a va lô ki lô ca tê ca ra tê e hì ri
摩 訶 菩 提 薩 埵 薩 婆 薩 婆 摩 羅 摩 羅 摩 醯 摩 醯 唎 馱 孕
महाबोधधसत्त्व। सवय सवय मऱ मऱ मह्रहम हृदयम ्
Mahābodhisattva. Sarva sarva mala mala mahima hṛdayam
Ma ha bô đi sát va Sạt va sạt va ma la ma la ma hi ma hì đa dam
俱 盧 俱 盧 羯 懞 度盧 度盧 罰 闍 耶 帝 摩 訶 罰 闍 耶 帝
िुरु िुरु िमुुं धुरु धुरु ववजयते महाववजयते
Kuru kuru karmuṃ dhuru dhuru vijayate mahāvijayate
Ku ru ku ru cạt mum đu ru đu ru vi gia da tê ma ha vi gia da tê
陀 羅 陀 羅 地利尼 室佛 囉 耶 遮羅 遮羅 麼麼 罰 摩 囉 穆 帝 隸
धर धर धधरीननश्वराय चऱ चऱ मम ववमऱ मुक्तेऱे
Dhara dhara dhirīniśvarāya cala cala mama vimala muktele
Đa ra đa ra đi ri ni va rà da ca la ca la ma ma vi ma la mục tê lê
伊醯 伊醯 室那 室那 阿囉 參 佛囉舍利 罰娑 罰參 佛羅舍耶
एह्रह एह्रह शशन शशन आरषं प्रचशऱ ववष ववषं प्राशय |
Ehi ehi śina śina āraṣaṃ pracali viṣa viṣaṃ prāśaya.
Ê hi ê hi si na si na à ra sam phờ ra ca li vi sa vi sam phờ ra sa da
呼 嚧 呼 嚧 摩 囉 呼 嚧 呼 嚧 醯 利
हुरु हुरु मर हुऱु हुऱु ह्रिह्
Huru huru mara hulu hulu hrīh ̣
Hu ru hu ru ma ra hu lu hu lu hì ri
娑 囉 娑 囉 悉 唎 悉 唎 蘇 嚧 蘇 嚧 菩 提 夜 菩 提 夜
सर सर शसरर शसरर सुरु सुरु बोधधय बोधधय
Sara sara siri siri suru suru Bodhiya bodhiya
Sa ra sa ra si ri si ri su ru su ru Bô đi da bô đi da
菩馱夜 菩馱夜 彌帝利夜 那囉謹墀
बोधय बोधय । मैत्रत्रय नारकिन्दद
Bodhaya bodhaya. Maitriya Narakindi
Bô đa da Bô đa da Mết tri da Na ra kinh di
地利瑟尼那 婆夜摩那 娑婆訶 悉陀夜 娑婆訶
धवषयननन भयमान स्वाहा शसद्धाय स्वाहा
Dharṣinina bhayamāna svāhā siddhāya svāhā
Đạt si ni na ba da mà na sà và hà sí đā da sà và hà
摩 訶 悉 陀 夜 娑 婆 訶 悉 陀 喻 藝 室 皤 囉 耶 娑 婆 訶
महाशसद्धाय ् स्वाहा शसद्धयोर्ेश्वराय स्वाहा
Mahāsiddhāy svāhā siddhayogeśvarāya svāhā
Ma hà sí đày sà và hà sí đay do dờ và rà da sà và hà
那 囉 謹 墀 娑婆 訶 摩 囉 那 囉 娑 婆 訶
नरकिन्दद स्वाहा मारणर स्वाहा
Narakindi svāhā māraṇara svāhā
Na ra kinh đi sà và hà mā ra na ra sà và hà
悉 囉 僧 阿 穆 佉 耶 娑 婆 訶 娑 婆 摩 訶 阿 悉 陀 夜 娑 婆 訶
शशर संह मुखाय स्वाहा सवय महा अशसद्धाय स्वाहा
śira saṃha mukhāya svāhā sarva mahā asiddhāya svāhā
śi ra sam ha múc khā da sà và hà sạt va ma hā a sí đā da sà và hà
者吉 囉 阿 悉 陀 夜 娑 婆 訶 波 陀 摩 羯 悉 哆 夜 娑 婆 訶
चक्र अशसद्धाय स्वाहा ऩद्म हस्त्राय स्वाहा
Cakra asiddhāya svāhā padma hastrāya svāhā
Cạt ra a sí đā da sà và hà bát ma hát trā da sà và hà
那 囉 謹 墀 皤 伽 囉 耶 娑 婆 訶 摩 婆 利 勝 羯 囉 耶 娑 婆 訶
नारकिन्दद वर्ऱय स्वाहा मवरर शदखराय स्वाहा
Nārakindi vagalaya svāhā mavari śankharāya svāhā
Nā ra kinh đi va ga la da sà và hà ma va ri san kha rā da sà và hà
南無 喝 囉怛那 哆 囉 夜 耶 南 無 阿 利 耶 婆 盧 吉 帝 爍 皤 囉 夜 娑 婆 訶
नमः रत्नत्रयाय नमो आययवऱोकितेश्वराय स्वाहा
Namah : ratnatrayāya namo āryavalokiteśvarāya svāhā
Nama rát na tra dà da na mô à ri da va lô kích tê và ra da sà và hà
唵 悉 殿 都 漫 哆 囉 跋 陀 耶 娑 婆 訶
Oṃ sidhayantu mantra padāya svāhā
Oṃ sí đa dan tu măng tra pa dā da sà và.

38 pháp Hạnh phúc-35-TỨ DIỆU ĐẾ

HẠNH PHÚC XXXIII

Ariyasaccāni dassanaṃ: Nết hạnh thấy các pháp Diệu đế

(Thấy được lý thánh đế)

Trước khi đắc quả Vô thượng Chánh Đẳng Giác, đức Thế Tôn cũng là người như chúng ta, nhưng sở dĩ ngài được giải thoát và chúng ta sùng kính ngài, học theo lời giảng dạy của ngài, là nhờ ngài đắc được pháp gọi là Tứ diệu đế. Vì vậy nên thời pháp ngài thuyết đầu tiên tại vườn Lộc Giả tại Bārāṇasī là Tứ diệu đế, bởi ngài nhận thấy rằng Tứ diệu đế là sự thật của các bậc thánh nhơn. Sự thật của pháp nầy là xa hẳn kẻ thù là phiền não. Sự thật mà các bậc thánh nhơn đắc Tứ diệu đế như là ấn chứng của Phật ngôn. Vì Tứ diệu đế làm cho người tu Phật nếu biết thực hành theo một cách nghiêm túc, chân chính thì đắc được đạo quả và không còn phiền não, khổ đau nữa.
Phạn ngữ là ariyasacca, ta cắt nghĩa là diệu đế, có bốn chi. Từ ariyasacca, có thể chiết tự chia ra làm hai phần: Ariya nghĩa là cao quí, sacca nghĩa là sự thật (chân lý, đế).

+ Tóm lại như vầy:

- Tứ diệu đế là sự thật rất cao quí.
- Tứ diệu đế làm cho người thực hành trở nên cao quí.
1. Tứ diệu đế là sự thật rất cao quí - vì là khuôn vàng thước ngọc, hay là một tiêu biểu có đầy đủ sự thật không ai sửa đổi được. Dầu đức Phật sau này có thuyết về pháp Tứ diệu đế cũng dạy đúng như đức Phật hiện tại không sai một điểm nào.
Tứ diệu đế cao quí ví như kim cương. Kim cương là vật có màu sắc đẹp, cứng rắn, không có gì làm hư hoại được; sét không ăn, không bị nhiễm mùi vị của vật gì. Người trong thế gian nầy ai cũng chuộng kim cương. Không phải kim cương có giá trị cao quí vì sự quảng cáo của con người, mà chính vì kim cương có tính chất cao quí.
2. Tứ diệu đế làm cho người thực hành trở nên cao quí - nghĩa là khi hành giả thấy rõ pháp Tứ diệu đế bằng tuệ nhãn, pháp mà vị hành giả ấy đắc, là làm cho hành giả trở nên cao quí. Ví như phòng khách của chúng ta chưng bày đồ vật quí giá, sơn màu tươi đẹp lộng lẫy, thì phòng ấy trở nên đẹp đẽ và nơi nào trông cũng vừa lòng, thích mắt. Giờ cũng phòng ấy mà chúng ta sơn đen, đốt đèn leo lét, chưng những đồ vật không giá trị, để cho chuột cắn phá, rúc rỉa thì phòng ấy trông lộn xộn, bừa bãi và chắc chắn rằng không ai muốn ngồi một phút nào hết. Tâm ví như phòng ấy. Nếu tâm hành giả được trang điểm bằng pháp Tứ diệu đế thì sáng suốt, đẹp, cao quí; nhược bằng tâm hành giả trang bị bằng tham lam, sân hận, si mê, tà kiến, oán thù ... thì tâm ấy trở nên tồi tệ, không ai muốn gần và những người đã gần lại tìm cách thế lánh đi cho mau.
Sự thật của Tứ đế là Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Khi người bắt đầu thấy bằng tuệ nhãn thì phiền não cũng bắt đầu xa lần, rút lui dần. Khi càng ngày ta càng thấy biết rõ rệt, liễu thông thì phiền não bắt đầu rút đi thật xa. Khi chúng ta thấy biết một cách hoàn toàn, triệt để nhờ tuệ tri, giác tri, minh tri thì không còn phiền não tí nào trong tâm: Người ấy đã trở nên người khác, mà Phật giáo gọi là thánh nhân, nghĩa là người cao quí.
Giác tri, minh tri pháp Tứ diệu làm cho người cao quí trở nên thánh nhơn là vậy.
Muốn thông hiểu pháp Tứ đế, phải hiểu theo thứ tự gọi là hiểu 03 luân và 12 thể, xin quí vị xem bảng dưới đây:

   TỨ ĐẾ     
 BA LUÂN  

Hiểu lần thứ nhất
Hiểu lần thứ nhì
Hiểu lần thứ ba
KHỔ
1. Khổ có thật
5. Khổ cần phải hiểu.
9. Ta đã hiểu khổ rồi
TẬP
2. Ái dục sanh khổ có thật.
6. Ái dục phải diệt
10. Ta diệt ái dục rồi.
DIỆT
3. Diệt có thật
7. Phải hành thấu rõ diệt
11. Ta đã làm cho rõ rệt rồi.
ĐẠO
4. Đạo có thật.
8. Phải hành cho rõ Đạo
12. Ta đã hành đạo đầy đủ rồi.

Trong bảng trên đây hành giả thấy rằng Tứ diệu đế gồm 04 điều. Mỗi điều phải hiểu rõ đến 03 lần, 04 điều là 12 lần, vòng đi vòng lại, nên gọi là 12 thể. Ba vòng ấy gọi là 03 luân.
Điều đại khái là sự hiểu biết của Tứ diệu đế khác hơn tất cả những sự hiểu biết khác. Mọi sự hiểu biết trên đời đều thuộc cái biết của thức tri, của trí năng, còn đau khổ; cái thấy biết của Tứ diệu đế thuộc về cái thấy biết của tuệ tri, tuệ giác, đã diệt tận phiền não.
Đối với Tứ diệu đế - thì biết và thực hành phải đi đôi. Nếu biết mà không thực hành là không đắc được. Quí vị hãy xem kỹ lại trên đây cột thứ 03 có đề: “Hiểu lần thứ 03 - Ta đã hiểu khổ rồi”số 09. Nếu chưa rõ là chưa hiểu, nên chưa đắc đạo quả, chưa gọi là thánh nhơn được. Khi ta biết rằng ta đã hiểu rõ rồi, đây mới là sự thật [20].
Hiểu rõ khổ có thể ví như hiểu rõ thuốc, như vầy:
1. Biết rằng đây là thuốc chữa bịnh.
2. Biết rằng thuốc nầy nên uống.
3. Biết rằng ta đã uống thuốc rồi.
Trong ba cái biết, cái biết quan trọng nhất là biết: Đã uống thuốc rồi.
Giờ xin quí vị đem hiểu biết về Tứ diệu đế của quí vị lại so với bảng trước, coi quí vị hiểu biết tới trình độ nào? Vị nào hiểu biết luân thứ nhứt, chưa gọi là hiểu hoàn toàn, vì mới biết khổ do nơi nghe pháp; ta cũng có biết luân hồi là khổ, nhưng chỉ biết bằng tâm chứ không phải bằng trí tuệ.

Diệu đế thứ nhứt: Khổ đế

Diệu đế thứ nhứt là khổ. Khi ta nghe nói khổ, ta không nhận thấy cái gì là tai hại của khổ. Vì ai ai cũng biết đời là khổ cực đủ điều. Nhưng sự thật trong sự hiểu khổ của chúng sanh và sự hiểu khổ của thánh nhơn có khác nhau: Các bậc thánh nhơn hiểu khổ, thấy khổ bằng tuệ; còn ta thấy bằng tâm trong cảnh ngộ, khi qua khỏi cảnh ngộ ta lại quên đi khổ cũng như khi lâm bịnh, chúng sanh thấy khổ, nhưng khi mạnh thì lại quên khổ. Trái lại thánh nhơn dầu bịnh hay không cũng thấy có thân này là khổ, là ổ khổ.
Hơn nữa, chúng sanh chỉ biết khổ, nhưng không biết nguyên nhân sanh khổ, nên không sợ lắm. Riêng các bậc thánh nhơn thấy rõ khổ và biết rõ nguyên nhân sanh khổ, nguồn gốc của khổ. Đây xin ví dụ sự biết bịnh của người bịnh và sự biết của vị bác sĩ. Người bịnh biết rằng: Ta bịnh nhưng không biết do đâu có bịnh. Vị bác sĩ biết bịnh và nguyên nhân sanh bịnh, mà còn biết thuốc để trị bịnh.
Vị bác sĩ tôi tạm ví như đức Phật vì ngài biết khổ và nguyên nhân sanh khổ, hơn thế nữa, ngài lại biết phương pháp dập tắt khổ. Còn người bịnh là chúng ta đây, chỉ biết khổ nhưng chịu chết với khổ chớ không có phương pháp nào chạy khỏi khổ.
Đây tôi xin nhắc lại Phật ngôn trong bài kinh Chuyển pháp luân, ngài thuyết lần đầu tiên tại vườn Lộc Giả.

+ Trước hết tôi xin nói có hai cái khổ để quí vị dễ nhận định.

1. Sabhāvadukkha: Khổ theo liền với thân. Phật ngôn dạy trong bài Chuyển pháp luân rằng: Nầy các thầy tỳ-khưu! Sanh khổ, già khổ, chết khổ (khổ này liền với thân vì khi có thân là có khổ nầy theo liền).
2. Pakiṇṇadukkha: Khổ nếu sau khi có thân này là: Khổ vì sự trái ý nghịch lòng, khổ vì thất vọng, khổ vì bực tức, khổ vì uất ức, khổ vì thân ái biệt li, khổ vì oán thù hội ngộ, khổ vì sự li biệt người yêu, khổ vì không được như ý (những khổ này đến sau khi có được thân này).
Khổ, nói chung lại, chỉ có một là: Saṅkhitena pañca paṭṭhānakkhandhadukkha: Tóm lại, sự chấp lấy thân ngũ uẩn là khổ.
Chúng ta thấy khổ trên đây chia ra hai loại:
Khổ do thần nầy, và khổ mới đến sau. Còn câu chót đức Thế Tôn dạy: Vì ta còn chấp lấy thân nầy nên có khổ, nghĩa là còn có thân là có khổ.
Lẽ ra tôi phải viết hết 12 [21] cái khổ. Tôi không giải những cái khổ ở phần nhì vì quí vị hiểu và chắc chắn gặp nó luôn luôn trên đường đời. Trong loại khổ đi chung với thân ngũ uẩn, có khổ sanh, già, chết; chắc quí vị thắc mắc tại sao tôi không kể đau, vì đúng theo phạn ngữ không có đề cập đau. Các bậc chú giải có thêm đau vào nên tất cả có 13 thứ khổ nên trong kinh nào cũng liệt đau vào tứ khổ (sanh, già, đau, chết).

Sanh khổ

Sanh khổ, nghĩa là khi sinh ra có thân nầy giờ nào, là khổ theo liền bên trong vào ấy.

+ Sanh khổ có 3 điều:

1. Khổ khi còn trong thai bào
2. Khổ khi sanh,
3. Khổ vì sự sanh. Ý nói vì có sanh, nên có những khổ khác theo bên.
Như đã nói trên, khổ có 13 chi. Tôi xin ví dụ. Sanh như cái đùm của bánh xe và 11 cái khổ kia là căm xe. Bánh xe nầy lăn đi được là do nơi bộ máy điều khiển là ái dục.

- Để chứng minh sanh khổ, đức Phật có dạy 10 điều sanh khổ:

1. Biến tướng khổ: Là sự tuần tự biến chuyển của bào thai, thay đổi mãi cho tới khi có đủ các bộ phận. Bắt đầu thọ khổ khi mới tượng lên cho tới lớn có đủ bộ phận thì bị nhiều điều khổ, do vật thực của mẹ ăn vào.
2. Kinh khủng khổ: Đứa bé chịu nhiều nỗi kinh khủng như bà mẹ làm việc nặng nhọc xóc xáo hoặc trợt chơn vấp té...
3. Hoành sanh khổ: Cái khổ khi thai bào day trở, lúc day đầu xuống hay day ngang hông mẹ, đứa bé kinh khủng không khác nào chim con bị bão lớn.
4. Nạn sanh khổ: Trong lúc sanh nở gặp khó khăn. Đứa bé bị gió nghiệp chướng đẩy cho day đầu xuống để sanh, đứa nhỏ kinh khủng như người bị rớt từ trên cao xuống. Khi sanh ra hài nhi phải bị cọ ép ví như tượng to chui ra kẻ đá nhỏ. Thực tế hơn chỉ có quí bà nào đã làm mẹ rồi mới hiểu.
5. Hàm thống khổ: Khi vừa sanh ra, da còn non lại bị đem đi tắm, sự đau rát ấy có ai biết ra sao, chỉ có đứa bé ấy mới biết khổ ấy là như thế nào thôi.
6. Thọ nghiệp khổ: Sau khi sanh ra đến khôn lớn, tiền nghiệp lại đến. Nếu nghiệp ác thì chịu khổ sở đủ điều, nào là bị hiếp đáp, đói khó, hoạn nạn... không sao kể hết.
7. Quả báo khổ: Sau khi lớn lên, lại bị quả báo như bị kẻ khác phao vu, bị người làm hại, mặc dầu là vô can hoặc bị chiến tranh bom rơi, đạn lạc...
8. Duyên sanh khổ: Vì có sanh nên sanh khổ, chúng sanh bị đọa vào ác đạo cũng do sanh ra mà có.
9. Chúng sanh sanh vào súc sanh bị hành hạ khổ cũng là duyên sanh khổ.
10. Chúng sanh bị đói khát trong cảnh quỉ đói cũng duyên sanh khổ.
Mười khổ trên đây có thể chia ra làm hai loại: Từ 1 đến 5 thì sanh là khổ; từ 6 đến 10 thì sanh là nhân khổ.

Già khổ

Già là gì? Già nghĩa là mọi vật trong thân hình ta đều thay đổi như: Tóc đen hóa trắng, mắt sáng trở thành mờ, tai rõ lại điếc... Tóm lại, vật gì trong thân tâm khi trước tốt mạnh, nay đổi lại xấu, yếu, hư gọi là già. Đức Phật gọi đó là Jarā nhưng theo Phạn ngữ thì là cũ. Ý nói rằng thân ta đây ví như cái xe, mà cái xe của người chủ rất tham lam, chở nhiều, làm việc suốt ngày đêm, nên mau hư, mau cũ. Cái xe cũ thì quí vị biết nó có trạng thái ra sao? Thân nầy cũng vậy, có một mình ta  phải lo ăn uống... mà còn chở thêm của cải vợ con nữa... Do làm lụng quá sức, do lo sợ, lo lắng quá nhiều nên mau già. Khi đã gọi là già, thì không có gì trong cơ thể không biến đổi thành hư xấu, cũ nát, tồi tệ.

+ Đức Phật dạy có hai cái già:

1. Parijjiṇṇa [22]: Già là sự thay đổi hình dáng, nghĩa là khi ta còn nhỏ từ từ lớn lên hình dáng thay đổi, sự tuần tự thay đổi của con người từ bé đến 30 tuổi, người ta không cho tuổi ấy là già, mà gọi là trưởng thành. Vì trong tuổi ấy, càng lớn càng mạnh, đẹp. Các cơ quan trong mình không thấy yếu mà trái lại ngày càng mạnh thêm. Ai ai cũng ưa thích tuổi nầy. Vì vậy nên người ta không thấy khổ trong khổ đế là vì vậy. Theo lời Phật dạy, cái gì thay đổi thì gọi là già. Nhưng cái già kể trên che ám trí tuệ của con người.
2. Paripakka [23]: Già làm cho ta thấy rõ rệt là da nhăn, mắt mờ, tai điếc, răng rụng, tay chân run rẩy, chính mình không còn làm chủ cơ thể của mình được. Cái gì già mới là khổ thật sự, vì cái già nầy làm giảm cả sức lực, đem lại cho ta nhiều bịnh hoạn.

Bịnh khổ

Bịnh là những gì phụ với già để tàn phá các bộ phận trong người của chúng ta, bịnh ấy làm chúng ta mau già hơn, cũng như cái xe khi đã bị hư một món nào dầu có sửa chữa lại, cũng vẫn không còn hoàn hảo bằng cái mới.

Chết khổ

Chết chỉ là sự tiêu hoại thân hình nầy. Vậy chết làm cho con người khổ cách nào? Khi ta chết, ta chưa thấy cái khổ ấy, chỉ có người chết mới thấy rõ. Cái chết là khổ làm tất cả các cái khổ khác dồn vào, như mến tiếc vợ, con, của cải; cái chết làm mất vui thích của mình trong đời nầy; đôi khi có người còn khổ do hối tiếc vì đã không làm được điều gì lành, tốt trên cuộc đời nầy.
Thử nhắm mắt lại và nghĩ rằng, khi ta chết ta có đem theo được cái gì? Khi thấy ta từ bỏ cả nhân thân, vợ con, quyến thuộc, của cải, tài sản... thì hỏi ta có khổ không?
Nếu khi ta nhận thấy rằng, ta có đem theo được những việc làm lành như bố thí, trì giới... thì ta thấy lòng ta bớt hối tiếc, bớt lo sợ. Nhưng trái lại, nếu thấy có nhiều tội, thì ta càng kinh khủng hơn. Vậy xin quí vị tự nghĩ mà sửa chữa thân, khẩu, ý ngay chính trong đời này, ngay hiện tại bây giờ đây - kẻo không còn kịp nữa.
Tứ diệu đế thứ nhứt là khổ, khổ đế. Đức Phật dạy hãy biết khổ cho rõ rệt, như bác sĩ hiểu rõ bịnh của bịnh nhơn.
Khổ mà Đức Phật dạy có thể chia ra làm hai loại trạng thái: sanh, già, đau, chết là trạng thái của sắc uẩn, còn các khổ kia thuộc về tâm lý - danh uẩn - như thương, ghét, hờn giận, lo sợ, sầu muộn, uất ức...là trạng thái của thọ, tưởng, hành, thức.

Diệu đế thứ nhì: Tập đế

Đức Thế Tôn đã dạy về khổ cho chúng sanh thấy để kinh sợ hầu tránh khỏi, chẳng khác nào ngài dạy rằng: Cọp là thú ăn thịt người, rồi ngài mới đem cọp ấy về nhốt trong chuồng bằng sắt rất chắc; gọi chúng sanh đến xem cho biết cọp có những gì đáng sợ, và nên nhớ hình dáng nó để tránh xa, hay chống lại.
Tập đế đây ví như hành động của cọp. Tứ diệu đế là pháp khó nhận thức cho hoàn toàn được. Đức Thế Tôn phải mất 6 năm khổ hạnh mới giác ngộ, và khi ngài muốn đem ra thuyết giảng; ngài còn phải chọn coi ai là người có đủ trí tuệ nhận thức rõ được pháp ấy.
Vậy nơi đây tôi xin cố hết sức sưu tầm những gì mà tôi biết để giải theo đây, hầu giúp quí vị là người muốn tìm con đường thoát khổ.
Tập đế là nguyên nhân sanh khổ, là nhân làm cho chúng ta khổ như đã giải ở trên.
Đây là câu Phật ngôn trong bài kinh Chuyển pháp luân:
“- Nầy các thầy tỳ-khưu! Đây là nhân sanh khổ thật sự, nó là ái dục, là nhân làm cho chúng sanh vào ra các cõi, rồi lẫn lộn ưa thích các cảnh giới như dục giới, sắc giới và vô sắc giới”.
Nhân làm cho sanh khổ gọi là tập đế, nó là ái dục. Tác động của ái dục là nhân làm cho con người phải sanh lại một cõi nào trong ba cõi tùy theo sự thèm muốn của ái dục.

+ Muốn cho dễ hiểu tôi xin chia ra bốn điều là:

1. Nhân làm cho sanh khổ.
2. Ái dục là gì?
3. Ái dục có ba loại.
4. Phận sự của hai Diệu đế.
(1)- Nhân làm cho sanh khổ.
Sự sanh khổ thì ai cũng biết, nhưng đức Phật lại dạy về khổ chẳng qua để làm sáng thêm cái hiểu biết của con người.
Chỉ có điều, nguyên nhân sanh khổ là một vấn đề không mấy ai hiểu và là một pháp khó thấy, khó biết; chỉ có Phật mới nhận thấy thôi. Trong thời kỳ ngài mới thành đạo, người trong cõi Diêm-phù-đề tin rằng, sự vui khổ của chúng sanh là do nơi một đấng thiêng liêng ban phước hoặc giáng tội cho. Họ tin tưởng rằng những nỗi khổ mà ta phải chịu là vì thần thánh phạt, là do nhân bên ngoài, nhưng theo đức Phật thì ái dục mới là nhân sanh khổ. Vì vậy nên Phật giáo là một giáo pháp tuyệt đối khác hơn các tôn giáo khác trong thời kỳ ấy, mà cho đến nay nữa. Vì lẽ nầy nên tôi mới dám nói rằng, đức Thế Tôn tìm thấy và dạy chúng ta một phương pháp tuyệt đối mới mẻ. Thời pháp đầu tiên mà ngài thuyết tại vườn Lộc Giả về Tứ diệu đế đã làm cho 5 thầy Kiều-trần-như nhận thức rõ rệt rằng ngài đã đắc quả Vô thượng Chánh Đẳng Giác vì các vị ấy chưa từng nghe ai dạy rõ rệt như vậy cả, và Tứ diệu đế vượt khỏi tầm hiểu biết của họ cũng như người ta thời ấy.
Có điều đáng chú ý là: Nhân làm cho sanh khổ. Khổ ấy không lựa một ai, nghèo thì khổ, giàu cũng khổ. Đức Thế Tôn dạy nguyên nhân sanh khổ là ái dục.

(2)- Ái dục là gì?

Sự thật ái dục ngụ ý chỉ sự tham muốn. Sự tham muốn ấy là nền tảng của tâm, và tất cả của chúng sanh ai ai cũng không chạy khỏi, ngoại trừ các bậc A-la-hán, Độc Giác và Chánh Đẳng Giác. Tôi xin ví dụ ái dục ấy như trái xoài. Trái xoài thì nó có tính chất riêng của nó, ấy là mùi vị, hình dáng, màu sắc không thể lẫn lộn với trái quả khác. Bên trong nó có một cái mầm, khi gieo ươm nó mọc thành cây xoài khác, trái xoài khác. Cái mầm ấy chính là ái dục; và màu sắc, hình dáng, mùi vị của trái xoài chính là tham lam, sân hận và si mê. Nếu ta dứt bỏ mầm thì không còn cây xoài, trái xoài; lại càng không có màu sắc, hình dạng, mùi vị của trái xoài nữa. Cũng vậy, nếu dứt bỏ cái mầm ái dục thì tham lam, sân hận, si mê cũng diệt theo!
Vậy, ái dục là gì? Nếu ái dục là lòng ham muốn như mọi người thường hiểu - thì lòng ham muốn thành Phật hoặc lòng ham muốn cứu nhân, độ thế có phải là ái dục chăng?
Ái dục có nghĩa là muốn có cái gì không có, có rồi muốn cho có thêm. Trái lại muốn thành Phật thì lại phải bỏ cái gì đã có và ngừa không cho những gì sanh ra. Khi thành Phật rồi thì lại dạy chúng sanh buông bỏ tất cả những gì đã có cho thật hết.

(3)- Ái dục có 3 loại:

1. Kāmataṇhā [24]: Ái dục trong cõi dục. Là muốn sanh làm con người giàu sang, quyền chức, xinh đẹp, nên khi làm một việc phước thiện nào như bố thí đều nguyện vào cõi dục (đây kể cả 6 tầng trời dục giới).
2. Bhavataṇhā [25]: Ái dục trong cõi sắc. Cõi nầy không có dục vọng như vợ chồng, sự nghiệp, danh vọng, tiền tài - kể cả tất thảy mọi vinh hoa của vật chất... nhưng còn có sắc, một loại sắc rất tế vi. Hành giả tham thiền tinh tấn để mau đắc một trong tứ thiền để sanh vào cõi 16 cõi trời sắc giới [26]. Tuổi sống của cõi ấy lâu không nói năm được, chỉ có thể dùng tuổi của trái đất nầy mới ví được. Cõi thấp nhất cũng bằng tuổi một phần ba trái đất. Và tuổi nhiều nhất là 16.000 kiếp trái đất. Vì sống quá lâu nên chư phạm thiên trong cõi nầy là an vui nhứt, và thường bị vào thường kiến nên gọi là ái dục trong cõi sắc.
3. Vibhavataṇhā: Ái dục trong cõi vô sắc. Sự thèm muốn sanh vào cõi vô sắc, nên hành giả cố hành cho đắc vào cõi này, nghĩ rằng vì có sắc nên còn luân hồi, khi không còn sắc nữa, chính là Niết-bàn rồi? Vì vậy người sanh vào cõi này thường rơi vào đoạn kiến.
Để biết rằng ái dục tai hại đến bậc nào, tôi xin nhắc lại câu Phật dạy: Taṇhāponobhavika [27]:Ái dục tạo tác hiện tại.
Vì sự thèm khát ngũ trần lục dục trong cõi dục, hay thèm khát sanh vào cõi sắc, hay vô sắc, cũng vẫn là còn ái dục, chỉ khác nhau ở chỗ thô thiển hay vi tế thôi, nhưng chung qui cũng vẫn phải trầm luân trong 3 cõi. Tóm lại, khi lòng người còn ái dục dầu là vi tế hay thô thiển gì, cũng vẫn còn phải luân hồi.
Vì vậy nên đức Thế Tôn dạy: Tập đế là nguyên nhân sanh khổ. Ta nên cố gắng dứt bỏ.
Trong hai Diệu đế đầu khổ đế và tập đế; Khổ đế là điều ta cần phải hiểu cho thật rõ, nhưng không có gì phải đối phó với nó, vì chỉ cần biết rõ thôi. Về Tập đế, điều ta cần phải biết cho rõ là vì nguyên nhân nào mới sanh khổ, vì đâu đưa đến, ta biết cho thật rõ nguyên nhân đặng cố diệt. Ví như người chữa lửa cần biết lửa bắt đầu cháy ở đâu, chữa ngay chỗ ấy chớ không chữa ở ngọn lửa (ngọn lửa ấy ví như khổ hiện tại).
Về phương pháp diệt ái dục, xin xem Diệt đế và Đạo đế sau đây.

Diệu đế thứ ba: Diệt đế

Diệt đế vào Đạo đế là hai phương pháp diệt khổ, chỉ có mình đức Thế Tôn giác ngộ trước nhứt, là pháp rất huyền diệu, người phải đoạt bằng tuệ nhãn chớ không thể biết bằng tâm được. Ta có thể ví đó như hai vị thuốc để trừ hai thứ bịnh nan y là khổ và nguyên nhân sanh khổ [28].
Ở trên tôi ví Khổ và Tập với cọp, đức Thế Tôn đem cọp ấy về nhốt, ta quan sát hình dáng, tánh cách và nhược điểm của nó để ta trừ hoặc tránh nó tùy trường hợp. Khi ta biết cọp có những nhược điểm gì, hình dáng ra sao, thì ta tránh dễ dàng mà trừ nó cũng không khó.
Muốn diệt trừ Khổ đế và Tập đế ấy chỉ có Diệt đế và Đạo đế [29]
Đây là lời Phật dạy về Diệt đế.
“- Nầy các thầy tỳ-khưu! Đây là pháp diệt khổ thật sự, sự diệt các điều thèm khát, không có dư sót của ái dục, dứt bỏ không còn dính dáng với ái dục, không còn bận bịu, không còn luyến tưởng nữa”.
Lời Phật dạy cho ta thấy rằng Diệt đế về dập tắt lửa ái dục, nhưng Phật nói nhiều tiếng khác nhau để ta dễ hiểu. Trong Diệt đế, đức Phật đề cập đến Niết-bàn là nơi dập tắt hẳn mầm của ái dục.
Hạnh phúc XXXIV dạy về pháp làm cho thấy rõ Niết-bàn, tôi xin giải ở sau.

Diệt đế thứ tư: Đạo đế

Phật giáo có đến tám muôn bốn ngàn chi pháp, nhưng chung qui chỉ có một cứu cánh là giải thoát.
Đạo diệu đế là phương pháp diệt trừ ái dục. Trong kinh Chuyển pháp luân, Phật dạy muốn diệt ái dục phải hành theo bát chánh đạo.

+ Sammādiṭṭhi: Chánh kiến.

“- Nầy các thầy tỳ-khưu! Sự thực hành đến chỗ hết khổ là bát chánh đạo: Chánh kiến, chánh tư duy...
Trong bài kinh Maggavibhaṅga, có nói rõ chánh kiến là:
1. Hiểu rõ khổ,
2. Biết rõ nhân khổ,
3. Biết rõ sự diệt khổ.
4. Biết rõ phương pháp hành để diệt khổ.
Theo đây, chúng ta thấy chánh kiến là sự thấy chân chánh, nghĩa là thấy rõ pháp Tứ đế.

+ Sammāsaṅkappa: Chánh tư duy.

Chánh tư duy là:
1- Suy nghĩ về xuất thế gian.
2- Suy nghĩ về không oán thù
3- Suy nghĩ không làm hại người.
Suy nghĩ xuất thế gian là suy nghĩ về sự xuất gia. Đây có chỗ chú giải rằng người tại gia cư sĩ không thể xuất gia được, thì thọ bát quan trai giới và cố niệm Phật, diệt trừ tộc ác khi mình suy nghĩ, hoặc mình đã làm trong ngày. Ngoài ra, đừng suy nghĩ về sự oán thù, hận thù hoặc nghĩ cách làm khổ người, hại người [30].

+ Sammāvācā: Chánh ngữ.

Chánh ngữ là:
1. Tác ý tránh xa nói dối, nói sai sự thật.
2. Tác ý tránh xa nói đâm thọc, hai lưỡi...
3. Tác ý tránh xa nói hung dữ, độc ác, rủa, chửi...
4. Tác ý tránh xa nói lời vô ích, tục tĩu, rỗng không...

+ Sammākammanta: Chánh nghiệp.

Chánh nghiệp là:
1. Tác ý tránh xa sát sanh.
2. Tác ý tránh xa trộm cấp.
3. Tác ý tránh xa thông dâm.
Chánh nghiệp là việc làm (về thân) chân chính, không phạm vào ba nghiệp bất thiện ở trên. Đây còn có ý dạy ngay vào các hạng cư sĩ phải thọ trì ít nhất là ngũ giới, hơn ấy nữa, là ráng tham thiền trong ngày, thọ thêm bát quan trai giới.

+ Sammā- ājīva: Chánh mạng.

Chánh mạng là dứt bỏ sự nuôi sống tà mạng ở bậc thánh nhơn trong Phật giáo. Ngay các hàng cư sĩ tại gia chân chánh cũng phải biết lựa chọn nghề nghiệp sinh sống.
Nuôi mạng chân chánh ấy là:
1. Không bán thú, trái lại phóng sanh.
2. Không bán người, trái lại, cứu người khi lâm nạn.
3. Không buôn rượu, không cho người rượu, trái lại, lo phương pháp nào có thể răn đời, như bố thí pháp [31].

+ Sammāvāyāma: Chánh tinh tấn.

Chánh tinh tấn là, thầy tỳ-khưu trong Phật giáo cố vun trồng sự tinh tấn không cho các pháp ác chưa phát sanh có điều kiện để phát sanh, giữ tâm vững chắc không rung động vì các hoàn cảnh bên ngoài, cố gắng diệt trừ các pháp ác đã có trong tâm cho cùng tận, cố gắng làm cho các thiện pháp chưa phát sanh được sanh lên, cố gắng vun trồng các thiện pháp đã có được tốt đẹp thêm [32].

+ Sammāsati: Chánh niệm.

Chánh niệm là, thầy tỳ-khưu trong Phật giáo luôn luôn quán tưởng thấy thân trong thân, cố ý tinh tấn thiêu đốt phiền não, có sự ghi nhớ và biết mình, diệt trừ sự vui, buồn; suy nghĩ thấy thọ trong thọ... Nói tóm lại là tu tập tứ niệm xứ. Hay nói cho dễ hiểu hơn, chánh niệm nghĩa là thực hành, tu tập theo Tứ niệm xứ [33].

+ Sammāsamādhi: Chánh định

Chánh định là, thầy tỳ-khưu trong Phật giáo vắng lặng trần cảnh, vắng lặng các pháp ác, nhập vào sơ thiền có tầm, sát (tứ), hỉ, lạc, định sau khi dứt bỏ tầm, sát, thì đắc nhị thiền, từ từ dứt từng pháp thô thiển. Thầy tỳ-khưu cố tinh tấn hành như thế gọi là chánh định.
Tóm lại: Chánh định là phương pháp làm cho tâm người trở nên yên lặng khỏi ác pháp. Sự định tâm được do một trong 40 đề mục của Phật dạy gọi là chánh định [34].
Bát chánh đạo ví như chìa khóa mở cửa Niết-bàn.
Trong một phẩm kinh, đức Thế Tôn có dạy:
“- Người nào thấy rõ Khổ đế là thấy rõ Tập, Diệt và Đạo đế. Người nào thấy rõ Tập đế thì thấy rõ Khổ, Diệt và Đạo đế. Người nào thấy rõ Diệt đế là thấy rõ Khổ, Tập và Đạo Đế. Người nào, thấy rõ Đạo Đế là thấy rõ Khổ, Tập và Diệt đế”.
Tóm lại: Người mà giác ngộ được thánh quả không phải chỉ học hay nghe pháp, hay giải thông được pháp Tứ diệu đế, là được thánh quả, mà phải thấy rõ rằng trí tuệ, hay thấy rõ bằng tuệ nhãn.
Để chứng minh rõ sự thật là thế nào tôi xin đem lời Phật ví dụ để quí vị thấy rõ hơn:

Thí dụ thứ nhất

Khổ đế ví như chứng bệnh của chúng sanh.
Tập đế ví như căn bệnh của chúng sanh.
Diệt đế ví như đã lành bệnh.
Đạo đế ví như phương thuốc trị bệnh của chúng sanh.

Thí dụ thứ hai

Khổ đế ví như món đồ nặng đang vác.
Tập đế ví như nguyên nhân bắt buộc phải mang vác những vật nặng ấy.
Diệt đế ví như sự liệng bỏ vật nặng ấy.
Đạo đế ví như phương pháp liệng bỏ vật nặng ấy.

Thí dụ thứ ba

Khổ đế ví như người có oán thù.
Tập đế ví như nguyên nhân của sự oán thù.
Diệt đế ví như đã cởi mở được oán thù.
Đạo đế ví như phương pháp cởi mở oán thù ấy.

Thí dụ thứ tư

Khổ đế ví như cây có thuốc độc.
Tập đế ví như chất độc nằm trong rễ cây.
Diệt đế ví như sau khi đã lấy hết chất độc.
Đạo đế ví như phương pháp để lấy hết chất độc trong rễ cậy.

+ Muốn đắc đạo quả Tứ thánh và Niết-bàn thì phải quán triệt Tứ diệu đế, chỉ có một phương pháp là hành minh sát tuệ. Khi hành minh sát thì có 16 tuệ trí phát sanh là:

1. Nāmarūpaparicchedañāṇa: Danh sắc phân biệt trí - tức là trí thấy rõ danh sắc và phân biệt được đâu là danh, đâu là sắc [35].
2. Udayañāṇa: Sanh trí - là trí thấy rõ mỗi danh, mỗi sắc có nguyên nhân sanh khởi như thế nào [36].
3. Vayañāṇa: Diệt trí - trí thấy rõ sự diệt mất của mỗi danh, mỗi sắc như thế nào [37].
4. Udayabbayañāṇa: Sanh diệt trí - trí thấy rõ sự sanh diệt của mỗi danh, mỗi sắc [38].
5. Bhaṅgānupassanañṇa: Đoạn diệt quán tưởng trí - Ở đây, hành giả không chú tâm đến sự sanh của danh, sắc pháp - chỉ chú tâm đến sự diệt của danh, sắc pháp [39].
6. Bhayañāṇa: Kinh hãi trí - trí thứ 5, thấy rõ sự diệt mất liên tục của mỗi danh, mỗi sắc; trí thứ 6, thấy chúng biến hoại và rã tan một cách kinh khiếp nên đâm ra sợ hãi cả ba cõi dục, sắc và vô sắc.
7. Ādinavañāṇa: Hiểm nguy trí - trí thấy rõ sự nguy hiểm và thống khổ của danh sắc - được ví như rắn độc, như lửa, như tên sát nhân, như mũi tên độc...
8. Nibbidāñāṇa: Nhàm chán trí - Đâm ra nhàm chán nơi mỗi danh, mỗi sắc - nhờ vậy, ly thoát được sự tham lam, đam mê, chấp thủ nơi mỗi danh, mỗi sắc.
9. Muñcitukamyatāñāṇa: Dục giải thoát trí - trí muốn giải thoát ra khỏi sự ràng buộc của mỗi danh, mỗi sắc [40].
10. Paṭisaṅkhāñāṇa: Phân tích trí - Trí phân tích để thấy rõ lại một lượt nữa - sự sanh diệt của danh sắc thật đáng kinh sợ, đầy những nguy hiểm, đáng nhàm chán, cần phải thoát ly; phải thấy rõ các trạng thái vô thường, khổ não, vô ngã của danh sắc ấy.
11. Saṅkhārupekkhāñāṇa: Hành xả trí - trí giữ được tâm bình đẳng, vô tư, trạm nhiên đối với các pháp hữu vi (danh sắc); không tham ái cũng như không chán ghét chúng - nên gọi là hành xả [41].
12. Anulomañāṇa: Thuận thứ trí - tức là trí thuận với các trí đi trước, thuận với các trí đi sau thuộc thánh đạo tâm - trong đó có đạo đế, tức bát thánh đạo.
13. Gotrabhūñāṇa: Chuyển tánh trí - từ bỏ phàm phu tánh để bước vào thánh tánh - đối tượng bây giờ không còn là danh sắc nữa mà đề mục đã là Niết-bàn.
14. Maggañāṇa: Đạo trí hay thánh đạo tuệ - Đây là tuệ xuất tam thế, chỉ khởi lên 01 sát-na rồi diệt.
15. Phalañāṇa: Quả trí hay thánh quả tuệ - Đây là trí thấy Niết-bàn lần thứ nhất trong đời - nó chỉ khởi lên 02 sát-na rồi diệt. Tuy nhiên, những bậc thánh có đắc định, có thể chuyển quathánh quả định lộ trình tâm để giữ thánh quả tâm phát sanh liên tục vô số sát-na suốt trong thời gian trú thánh quả định [42].
16. Paccavekkhanañāṇa: Quán sát trí - Đây là loại trí sau cùng, có phận sự xem xét lại, quan sát lại sự chứng đắc thánh đạo và thánh quả của mình [43].
Tóm lại, như đức Phật dạy: Người còn luân hồi là vì chưa thấy Tứ diệu đế bằng tuệ nhãn. Vậy, người thấy rõ Tứ diệu đế bằng tuệ nhãn như trên sẽ lần lượt chứng đắc tứ thánh đạo quả và Niết-bàn, được giải thoát khỏi vòng luân hồi tử sinh thống khổ và phiền não.
+ Thấy rõ Tứ diệu đế sẽ được những hạnh phúc là:
1. Làm cho thấy rõ danh và sắc.
2. Không còn si mê trong phiền não và khổ đau nữa.
3. Làm cho giải thoát khỏi bể khổ luân hồi.
4. Làm cho đắc được đạo quả.
5. Đưa ra khỏi vòng sanh tử luân hồi.
6. Không còn trong tam giới.