Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Tử Vi Du Hý 1

Tử Vi Du Hý
1. LỜI THƯA “PHÒNG VỆ”
- Một đêm, bước chân bỗng dưng…không về gác trọ. Một đêm bỗng dưng…tới thăm hoa Tường Vy [Chỗ này phải xin lỗi Hương linh nhạc sỹ họ Trịnh]. Rồi cũng bỗng dưng vì say nên… đi lạc mà nghĩ lan man từ Tường Vy tới…Tử Vi [Cả hai đều là…bông mà]. Dù “Tường” với “Tử” cộng chung “Vy/Vi” này vốn… “vô thường” với nhau.
- “Bỗng dưng” “ngộ” ra: Ừ thì tất cả Vô Thường. Mà đã là vô thường thì chỉ có… vô thường mới là… chân lý ; còn tất cả những gì thuộc về vô thường, đương nhiên phải “out of law” đứng ngoài vòng pháp luật- “Hổ phụ sanh Khuyển tử” Cha cọp sanh con chó đó mà...
- Vậy thì… À, thế nên mới có người nói rằng “Tử Vi mà có sai lầm, Thì đem Tam Thế Diễn Cầm ra tra”(Tử vi gia Thiên Phúc).
- Nghĩa là: Tử Vi cũng có lúc sai lầm.
- “Bỗng dưng” nghĩ tới những chỗ sai lầm của Tử Vi nhưng do không phải là “sai lầm tự thân” của Tử Vi, mà là do Thiên hạ “gắp lửa bỏ tay người”, dẫn đến… chết người [Ở đây là chết Tử Vi, chẳng có ai là người chết cả. Trừ phi người nhận phán đoán Tử Vi sai lạc đó chết vì “cả tin”-Bởi tin nên mắc, bởi nghe nên lầm].
- Ở cái khoản “gắp lửa” đó, có nhiếu dạng thức “diễn biến hoà bình” lắm: vớ nhằm sách giả [Giả. Không phải Lậu], “tam sao thất bổn”, “đọc sách xưa, chú giải sách xưa mà quên là đang xem… xương cốt [tao phách] của cổ nhân” chứ dó không phải là tinh thần của họ, quên “học tập” Duy vật Lịch sử, chữ “tác” đánh chữ “tộ”, chữ “tộ” “ngộ” ra chữ “tác”…
- Khổ nổi, Tử Vi không có…miệng, nên biết làm sao để… “biện chính tự thân”? Chỉ còn cách: thơm cũng gật, thúi cũng gật, thừa tướng cũng gật, chốt đã sang sông [Tốt đã quá giang trong Cờ Tướng] cũng gật. Bởi, làm gì có khả năng… thay đổi cơ chế “phòng vệ”.
- Tui chẳng qua là một thằng lượm ve chai, “bỗng dưng” liều mạng, muốn làm Anh Hùng như Donquihote, như AQ “cách mẹ cái mệnh”, muốn đứng ra làm… luật sư “bào chữa miễn phí” cho Tử Vi. Chỉ là mà tại bởi vì thì, tui muốn cố gắng “cái gì của Tử Vi thì trả lại cho Tử Vi”.
- Hoàn toàn có thể, tui “không muốn làm thằng gắp lửa”, lại sẽ chính là “thằng đốt đền”. Chuyện này càng dễ… thành hiện thực khi tui không chịu “sơn cờ” khoanh vùng ở mỗi chuyện Tử Vi mà “loanh quanh đâu đó”.
- Vì vậy, tui đã sẵn sàng, mang mặt nạ heo, ủng 8 tấc- mua ở chợ Dân Sinh- lội xuống kinh Ba Bò, khum xuống rửa tai, để nghe những lời chân tình chửi rủa của các bạn yêu ghét xa gần. Chỉ mong đừng bị “ném đá”. Vì bị “ném đá” thì đau lắm; Hành vi “ném đá” người khác bị xem là hành vi của “khủng bố”; và dù sao thì chết vì thúi tai do nước kinh Ba Bò vẫn là “cái chết cao thượng” hơn…
   Hơn nữa, sẽ có những bài không phải do tui viết mà chỉ là do tui đi “lượm”. Nếu có “ném đá” tui thì đừng “quên” ném “họ” và cả thằng nào “tương” bài lên nhé!
Nay Kính,

Phong Vân.

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Ăn Giỗ

Cúng giỗ và mừng ngày sinh?
Theo tập quán lâu đời, dân ta lấy ngày giỗ (ngày mất) làm trọng, cho nên ngày đó, ngoài việc thăm phần mộ, tuỳ gia cảnh và tuỳ vị trí người đă khuất mà cúng giỗ. Đây cũng là dịp thăm người thân trong gia đ́nh, trong chi họ, ḍng họ, họp mặt để tưởng nhớ người đă khuất và bàn việc người sống giữ ǵn gia phong. Vào dịp đó người ta thường tổ chức ăn uống, nên mới gọi là ăn giỗ, th́ cũng gọi là "trước cúng sau ăn", có mất đi đâu, cũng là để cho cuộc họp mặt thêm đậm đà ấm cúng, kéo dài thời gian sinh hoạt, kể chuyện tâm t́nh, chuyện làm ăn. Mà việc chi phí cũng không dồn lên đầu một ai v́ ngoài phần do hương hoả mà có, mỗi người đều đóng góp bằng tiền mặt hoặc hiện vật, nên mới có từ "góp giỗ", với ư nghĩa trên- "Uống nước nhớ nguồn"- việc đó có thể xếp vào loại thuần phong mỹ tục, nếu như người ta loại bỏ được những hủ tục có tính chất mê tín dị đoan, nếu như không bị lợi dụng một cơ hội cho bọn hănh tiến khoe của bằng mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị, cho những ông tham nhũng dựa vào chức quyền nhận lễ giỗ hậu hĩ, một thứ đút lót trá h́nh.

Chính v́ thể theo phong tục đó mà nhà nước ta đă giữ ǵn việc tổ chức trang nghiêm ngày giỗ của các vị anh hùng dân tộc có công dựng nước và giữ nước như ngày giỗ tổ Hùng Vương, hội đền Kiếp Bạc... Cho nên, theo tôi, giữ ǵn tục lệ đó theo ư nghĩa trong sáng của nó không có ǵ phải bàn.
Thế c̣n ngày sinh?
Phương tây có tập quán mừng ngày sinh là chính.
Tôn giáo Đông Tây cũng coi trọng ngày sinh, Phật giáo có ngày "Bụt sinh Bụt đẻ" (Phật Đản 8-4 Âm Lịch), Ki tô giáo có ngày Chúa giáng sinh (Nô- en 25-12 Dương lịch). Do giao lưu văn hóa, giao tiếp quốc tế, Nhà nước ta đă tiếp nhận tập quán quốc tế đó nên đă tổ chức trọng thể ngày sinh Bác Hồ, Mừng thọ các nhà lănh đạo khác của Đảng và Nhà nước.
Từ khi ra đời, các hội thọ hàng năm thường tổ chức mừng thọ cho các cụ vào những năm chẵn 70, 75, 80... Một số đoàn thể cũng tổ chức mừng thọ cho hội viên của ḿnh. Việc tổ chức mừng thọ có tính chất đại trà, không đúng ngày đó không thể thay thế cho việc mừng thọ đúng ngày sinh, ấm cúng trong gia đ́nh. Cho nên, tôi nghĩ rằng các gia đ́nh chúng ta nên tổ chức mừng ngày sinh cho mọi thành viên trong gia đ́nh, đặc biệt lưu ư đến ông bà già là những người đang cảm thấy cô đơn. Hiện ngay rất nhiều gia đ́nh đă tổ chức mừng ngày sinh con, thường là hai cháu, nay thêm hai vợ chồng, một năm bốn lần mừng ngày sinh, dư dật th́ có mâm cơm thịnh soạn, tặng phẩm tươm tất, thiếu thốn th́ bữa cơm tươi hơn thường ngày, quà tặng giản đơn. Người c̣n cha mẹ nếu ở chung th́ thêm hai lần ăn mừng ngày sinh, cũng tùng tiệm như trên. Nếu ở riêng th́ đồng quà tấm bánh vừa với túi tiền tặng cha mẹ, cốt thể hiện tấm ḷng ưu ái, tăng thêm sự ấm cúng trong gia đ́nh, giúp tuổi già đỡ cảm thấy cô đơn. Mừng ngày sinh một cách giản dị như vậy thiết tưởng cũng không phải cái ǵ cao xa ngoài tầm tay của những gia đ́nh c̣n thiếu thốn. Cũng cần thêm một lư do nữa khiến ta coi trọng ngày sinh là bản thân người đó được hưởng khi c̣n sống, dù là một món ăn tươi c̣n hơn mâm cao cỗ đầy cúng vái khi sang thế giới bên kia. ở chỗ này có thể nhắc đến một lời chê bai của người xưa:
Khi sống thì chẳng cho ăn
Đến khi chết xuống làm văn tế ruồi
(Đặng Văn Phủng - Trích "Hà nội mới chủ nhật ", số 119)
Lời bàn thêm của tác giả:
Chúng tôi trích dẫn bài trên của ông Đặng Văn Phủng và có lời bàn thêm sau đây:
Lễ giỗ được xếp vào loại thuần phong mỹ tục của dân tộc ta. Mừng ngày sinh là phong tục Âu Tây có ư nghĩa hay. Theo phân tích của ông Phủng th́ kỷ niệm ngày sinh hay hơn là giỗ. Ngặt v́ mấy ai nhớ đến ngày sinh của bản thân ḿnh. Trước năm 1945 cũng chưa dễ mấy ai biết chính xác, trừ một số ít con công chức cũ ăn lương phải có giấy khai sinh chính thức hoặc ai c̣n may mắn giữ được lá số tử vi, ngược lại hầu hết các gia đ́nh c̣n ghi nhớ ngày giỗ của cha mẹ, ông bà. cụ kỵ. Dầu cho khi cha mẹ c̣n sống, con cháu đă được tổ chức kỷ niệm ngày sinh, nhưng nhớ đến ngày ông bà cha mẹ qua đời, mà trên bàn thờ hương tàn khói lạnh cũng cảm thấy áy náy trong ḷng.
V́ vậy ở nước ta, nhà nào tổ chức kỷ niệm ngày sinh càng hay, nhưng chưa có nhà nào bỏ được lễ giỗ.
Lễ cúng giỗ vào ngày nào?
Lễ cúng giỗ vào đúng ngày mất hay trước ngày mất một ngày? Có người cho rằng phải cúng vào ngày đang c̣n sống (tức là trước ngày mất), có người lại cho rằng "trẻ dôi ra, già rút lại", vậy nên chết trẻ th́ cúng giỗ đúng ngày chết, c̣n người già th́ cúng trước một ngày. Vậy có câu hỏi: "Người trung niên chết th́ cúng vào ngày nào"?
Ngày giỗ theo âm Hán là huư nhật hay kỵ nhật, tức là lễ kỷ niệm ngày mất của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cũng có nghĩa là ngày kiêng kỵ.
Nguyên ngày trước, "Lễ Giỗ" gọi là "Lễ chính kỵ": chiều hôm trước lễ chính kỵ có "Lễ tiên thường" (Nghĩa là nếm trước), con cháu sắm sanh một ít lễ vật, dâng lên mời gia tiên nếm trước. Ngày xưa, những nhà phú hữu mời thông gia, bà con làng xóm đến mời ăn giỗ cả hai lễ tiên thường và chính kỵ. Dần dần v́ khách đông phải chia ra hai lượt; lại có những nhà hàng xóm mời cả hai vợ chồng nên luân phiên nhau, người đi lễ tiên thường, người đi lễ chính kỵ, ở nông thôn tuỳ theo thời vụ, muốn "Vừa được buổi cày vừa hay bữa giỗ", buổi chiều đi làm đồng về, sang hàng xóm ăn giỗ tiện hơn nên có nơi lễ tiên thường đông hơn là lễ chính kỵ. Dần dần hoặc v́ bận việc hoặc v́ kinh tế eo hẹp hoặc v́ thiếu người phục dịch, người ta giản lược đi, chỉ mời khách một lần nhưng hương hoa, trầu rượu vẫn cúng cả hai lễ. Một vài nhà làm, những người khác thấy thuận tiện bắt chước, dần dần trở thành tục của địa phương. Việc cúng ngày sống (tức lễ tiên thường vào chiều hôm trước, nguyên xưa chỉ cúng vào buổi chiều v́ buổi sáng c̣n phải mua sắm nấu nướng và ra khấn ở mộ yết cáo với thổ thần, long mạch xin phép cho gia tiên về nhà dự lễ giỗ). Cúng ngày sống hay cúng ngày chết, hay nói cách khác lễ tiên thường hay lễ chính kỵ, lễ nào là lễ quan trọng hơn, chẳng qua đó là cách biện hộ cho phong tục từng nơi.
Kết luận: Nếu vận dụng đúng phong tục cổ truyền phổ biến trong cả nước th́ trước ngày chết (lễ tiên thường) phải cúng chiều, cúng đúng ngày chết (lễ chính kỵ) phải cúng buổi sáng kể cả chiều hôm đó mới chết.
                                                                                                                Sưu tầm.


Hiếu ơi?

Đạo hiếu là gì?
Hiếu theo quan niệm thời xưa khác thời nay như thế nào?
Các bạn biết chữ Hán thấy rõ: Chữ "Hiếu" là chữ viết tắt của hai chữ "Lão" ở trên (lượt bớt phần dưới) và chữ "Tử" ở dưới. "Hiếu" tức là mối quan hệ cha trên, con dưới; suy rộng ra là đạo nghĩa của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
Đọc bài "Đạo hiếu" của Nhất Thanh (Tr.331 cuốn "Đất lề quê thói"- NXB Đồng Tháp) cùng với một số bài nói về lễ Mừng lão,Yến lão, tôi rất nhất trí và không lặp lại, chỉ xin nói thêm vài lời.
Đạo hiếu xuyên suốt trong mọi phong tục của  nhân dân ta, không thể không nói đến chữ hiếu khi viết về phong tục cổ truyền của ta. Lễ tế, lễ tang, lễ cưới, kể cả sinh đẻ, xây nhà dựng cửa, hội hè đình đám, việc nước, việc làng, thuần phong mỹ tục đã đành  mà trong số những phong tục đã lỗi thời, ngày nay bị xếp vào loại đồi  phong bại tục, ta cũng chắt lọc được một phần tinh hoa của đạo hiếu.
"Hiếu" là thiên kinh địa  nghĩa, là gốc của mọi đức tính. Ca dao tục ngữ đã nói nhiều, ngay trong bài học vỡ lòng, trong "Luân lý giáo khoa thư" các em đã hiểu: "Công cha như núi Thái  Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"... Những chân lý đó, ai không chấp nhận, song quan niệm về chữ "Hiếu" ngày nay cũng có phần khác thời xưa.
Tôi không dám lên mặt dạy đời, chỉ xin thuật lại một buổi tranh luận trong nội bộ gia đình tôi:
Trước hết tôi hỏi" "Hiếu" là gì? Cháu nhanh nhảu trả lời: "Hiếu" là  hiếu với dân, Bác Hồ khuyên" "Trung với nước, hiếu với dân". Đài báo cũng nhắc luôn: " Hiếu với dân, tức là cán bộ phải chăm lo cho dân, đừng ăn hôi lộ, đừng hách dịch với dân".
- "Việc hiếu" là gì?
- "Việc hiếu " là việc ... là việc... là việc cán bộ chăm lo cho nhân dân mà không ăn của đút, không... Đến đây cháu lúng túng. Thằng con út tôi trả lời thay:
- "Việc hiếu" là việc đưa đám  ma, vì hôm trước, đưa đám ma xong, ông hàng xóm đứng lên cảm ơn thân bằng  cố hữu đã giúp gia đình lo xong việc hiếu....
Đến đây, được chú em tôi phụ hoạ thêm:
- Cháu nói có lý đấy anh ạ! "Việc hiếu" là việc đối với người chết, cho  nên người ta thường nói "Hiếu", "Hỷ", tức là chỉ việc tang, việc cưới. Nhưng cháu ạ, việc hiếu phải ba năm chứ không phải đưa ma xong là xong đâu ! Đến  như tiến sĩ Lý Trần Quán, một người tận trung  tận hiếu  cuối triều Lê, trước khi chết còn viết đôi câu đối "Tam niên chi hiếu dĩ hoàn. Thập phần chi trung vị tận" (Chữ "Hiếu" 3 năm đã xong, chữ "Trung" mười phần chưa trọn).
- Hiếu đối với người chết, còn đối với người sống thì sao? "Sự tử như sự sinh" kia mà?
- ồ, anh muốn biết con anh có hiếu hay không, xin anh hãy ráng chờ sau khi anh chết sẽ rõ. Ca dao có câu "Khi sống thì chẳng cho ăn. Đến khi chết xuống làm văn tế ruồi". Thời xưa còn thế nữa là bây giờ. Nhưng anh cũng đừng lo ruồi ăn hết phần, vì thanh niên ngày nay có biết đọc văn nữa đâu mà tế ruồi.
Đến đây lại chuyển sang mục tranh cãi giữa tôi và chú em về quan niệm chữ "Hiếu" thời xưa vàc thời nay.
- Thời nay lớp trẻ chẳng biết "Chín chữ cù lao" là cái gì. Công ơn mang nặng đẻ đau, nuôi con khôn lớn tốn bao nhiêu tâm lực, đến nay chúng nó có lớn mà chẳng có khôn.
- Tôi phàn nàn - Đã thế còn hỗn láo, bướng bỉnh...
- Đó chẳng qua là cái món nợ đồng lần, mình  nuôi con rồi nuôi cháu cũng thế. Lớp trẻ bây giờ nhiều  người nói ngược: "Sinh ra ta, nuôi ta lớn lên, đó là trách nhiệm của các ông bô bà bô". Có đứa còn trách bố mẹ: "Sao người ta ăn sung mặc sướng, được chiều chuộng. Bố mình thì "Khắt khe", "Ky bo' mà còn kể ơn huệ!" - Chú em tôi kể thêm.
Đối với những ông bố bà mẹ có những đứa con như vậy, quả thật là bất hạnh, song cũng phải khẳng định số người  đó rất ít,  vả lại khi đến tuổi trưởng thành, được tiếp thu sự giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội và qua khảo nghiệm thực tế của cuộc đời, chúng sẽ thay đổi tính tình. Bố mẹ bao giờ cũng sẵn sàng tha thứ, nước mắt chảy xuôi là lẽ thường tình.
Bàn đến câu ca dao: "Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư", rồi "Trứng khôn hơn vịt"... được dịp, con cả tôi xen vào:
- Con xin phép cha mẹ và chú, con cãi cha mẹ không phải trăm phần trăm con hư cả. Nếu cha mẹ nghĩ sai làm sai, con can ngăn thì đó có phải là bất hiếu đâu!
Ông chú gật gù tán thành:
- Cháu nói có lý. Câu "Con cãi cha mẹ trăm phần con hư" chỉ đúng khi đứa con còn thơ ấu, chứ khi đã trưởng thành có nhiều cô cậu còn khôn hơn cha mẹ. "Con hơn là nhà có phúc" mà ! Thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật tiến vùn vụt, tư duy chính trị, kinh tế bây giờ cũng đổi mới mà  cánh già chúng ta thường hay thủ cựu, bảo thủ  cố chấp. Âu cũng là mâu thuẫn giữa hai thế hệ...
- Theo chú, câu tục ngữ "Có con tội sống, không có con tội chết" có đúng không?
- Đúng thời xưa nhưng không đúng  thời nay. Thời xưa có câu "Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại" (có 3 điều bất hiếu với cha mẹ, trong đó không có con là điều nặng nhất). Cha mẹ ông bà tuy đã qua đời nhưng không còn sống trong ta, nếu ta không có con thì sau khi ta chết, ta cũng làm tiêu tan nốt giòng máu của bao đời tổ tiên, ông cha lưu lại. Nhưng còn tội sống thì sao ? Có ít người cho rằng nuôi con chẳng qua chỉ mang thêm tội vạ. Đã vậy sao nhiều người ghét  con lại thương cháu. Có lẽ họ nghĩ rằng chon họ đã không nối được nghiệp cha ông thì hy vọng cháu mình sẽ nối.
Trong cuốn "Một nghìn lẻ một đêm" một nhà thông thái đã trả lời đám đông: "Nỗi khổ nhất và dai dẳng nhất trên đời là có đứa con hư". Nhưng còn một mặt khác, mà là mặt tích cực và phổ biến "Con khôn nở mặt mẹ cha" "Một con một của", có ai từ. Gặp nhau người ta hỏi thăm nhau: "Mấy trai máy gái rồi ?", chứ có hỏi: "Mấy của rồi ?"đâu. Còn như câu "Trẻ cậy cha, già cậy con" ngày nay liện còn đúng không ?
Nhân nhắc đến những gương hiếu kính thời xưa được nhà vua ban biển vàng như thời vua Lê Huyền Tông cách đây gần ba trăm năm (1663-1671), ban biển đỏ với  bốn chữ vàng "Hiếu hạnh khả phong" như thời vua Hàm Nghi cách đây hơn một trăm năm (1885-1888) chú em tôi thắc mắc có tính chất gợi ý: "Thời nay thiếu gì gương hiếu kinh sao từ trung ương đến địa phương chưa thấy có hình thức khen thưởng biểu dương gì ?. Trong quyển "Nhị thập tứ hiếu" có Lục Tích người quận Cửu Chân mới 6 tuổi đến nhà họ Viên ăn tiệc xong dấu quả quýt mang về cho mẹ Quận Cửu Chân là đất Thanh Hoá ngày nay. Lục Tích cũng được liệt trong số "Thảo hai mươi bốn, thơm nghìn muôn thu", sao trong sử sách ta, không thấy nói đến.
Ông chú vừa dứt lời, cậu con trai thứ của tôi xen ngay :
- Tưởng ai nổi danh, chứ như Lục Tích giấy quýt về cho mẹ cũng đưa vào sử sách, thì ở nước ta giấy mực đâu mà thống kê cho hết, ở một vùng cũng đến hàng ngày hàng vận người. Ngay như cháu đây, lúc nhỏ cùng đi ăn giỗ với chú ở nhà thờ họ, hẳn chí còn nhớ, lúc đó cháu mới bốn, năm tuổi, cháu còn nhớ chú xé sẵn cho cháu một tài lá chuối trước khi ăn cỗ, thế rồi phần giò, phần nêm, chả, xôi, hoa quả của cháu, cháu đều gói cả lại mang về phần mẹ, phần em, mặc dầu cháu rất thèm, cháu hơn hẳn Lục Tích chứ chú!
Nghe con nhắc lại chuyện cũ, vợ tôi nhoẻn miệng cười gật đầu tán thưởng. Tôi liếc thấy vợ tôi còn rơm rớm nước mắt vì cảm động.
Cậu con thứ của tôi, bỗng quay lại phía chú, đột ngột hỏi:
- Vua ban bằng 'Hiếu hạnh" gì gì đó có đúng đối tượng không chú ? Hay lại nghe dưới  tâu báo lên, chỉ phong cho bọn lắm tiền, khéo nịnh, để được ăn khao cho to ? Chú ạ, ngày xưa các cụ ngốc lắm" "Đức Đại thánh họ Ngu vua Thuấn" thì đúng là không khôn: hiếu với cha mẹ đã đành một nhẽ, chứ với mụ gì ghẻ cay nghiệt như kiểu mẹ con Cám, gặp phải cháu thì ăn đám chứ đừng hòng "Trăm cay đắng một niềm ngon ngọt". Đời nhà ai, có người chôn con nuôi mẹ như Hán Quách Cự mà cũng được "Thơm nghìn muôn thu". Đáng lý ra triều đình phải ngiêm trị tội giết người, hơn nữa lại là tội giết hại trẻ con.
Cuối cùng chú em tôi quay sang hỏi tôi:
- Theo ý anh, thế nào là "Có hiếu", thế nào là "Bất hiếu". Giữa hai đứa con, anh chọn đứa nào, một như cháu đây: Con nhà nghèo, mới 4, 5 tuổi đã biết giành phần ngon về biếu mẹ, một là đưa giàu sang, không đúng ngày giỗ cha cũng lấy cớ bịa ra ngày giỗ, cỗ bàn linh đình để khoản đãi, cầu cạnh những kẻ cao sang, lmà ra vẻ người con chí hiếu, trong khi đó thì hắt hủi người mẹ quê mùa, lam lũ nghèo hèn như trong chuyện "Báo hiếu cha" của Nguyễn Công Hoan. Thế nào, giữa "Lục Tích nhà ta" mặc dầu có lúc còn hỗn láo bướng bỉnh và nhân vật "Chủ hãng ô tô con cọp" của Nguyễn Công Hoan, anh chọn đứa nào?
Dường như để tránh dung dưỡng cho những điều không phải, chú em tôi quay lại, nhỏ nhẹ bảo cháu:
- Cháu ạ, cháu có thể tranh luận với cha mẹ nhưng phải lễ độ, từ tốn, phải biết lựa lời, chọn lúc, tuyệt đối không được có thái độ nóng nảy, cáu gắt, hỗn láo, nhất là khi có khách, khi ra đường, giữa  công chúng, hoặc trước mặt vợ con, đừng để ông bà trên bàn thờ quở mắng bố mẹ cháu rằng không biết dạy con; đừng để vợ con cháu, em út cháu khinh nhờn bố mẹ cháu, tất nhiên cũng  khinh nhờn cả cháu. Sau này cháu sẽ rõ: có nuôi con mới biết lòng cha mẹ.
Từ nãy đến giờ nhà tôi chỉ ngồi nghe, bây giờ mới lên tiếng: "Nghe cha con, chú cháu nhà ông nói thì ai cũng  có lý "!

Xin mượn câu đó làm câu kết cho bài này.
Sưu tầm

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Cửu diệu 2-La hầu

Trong thần thoại Hindu, Rahu, phiên âm tiếng Việt thành La Hầu, là một con rắn đôi khi nuốt mặt trời hay Mặt Trăng gây ra hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực. Vị thần này được miêu tả trong nghệ thuật như là một con rồng không có thân, cưỡi trên một cỗ xe do 8 con ngựa ô kéo. La Hầu là một trong các navagraha (chín hành tinh) của chiêm tinh học Vệ Đà. Rahu kala được coi là điềm gở.
Theo truyền thuyết, trong Samudra manthan, a-tu-la La Hầu đã uống một chút rượu tiên. Nhưng trước khi rượu tiên này trôi qua cổ họng của ông, Mohini (hiện thân nữ giới của thần Vishnu) đã cắt đầu ông. Tuy nhiên, cái đầu này là trường sinh. Người ta tin rằng cái đầu trường sinh này đôi khi nuốt Mặt Trăng hay mặt trời, gây ra Nguyệt Thực hay Nhật Thực. Sau đó, Mặt Trăng hay Mặt trời thoát ra khỏi lỗ hở ở cổ và kết thúc hiện tượng thực.
Về mặt thiên văn học, La Hầu và Kế Đô đánh dấu hai giao điểm trên giao tuyến của các mặt phẳng chứa hai đường bạch đạo và hoàng đạo (tương ứng là đường di chuyển của Mặt Trăng  Mặt Trời khi chúng di chuyển trên bầu trời. Vì thế, La Hầu và Kế Đô tương ứng được gọi là các giao điểm Mặt Trăng bắc và nam. Một thực tế là hiện tượng thực chỉ xảy ra khi Mặt Trời và Mặt Trăng cùng Trái Đất nằm trên một đường thẳng đi qua một trong hai điểm này đã sinh ra huyền thoại về việc nuốt Mặt Trời hay Mặt Trăng.
Trong Phật giáo, La Hầu là một trong krodhadevatas (thần linh cảm khiếp sợ).
La Hầu gắn liền với những điều sau: màu là khói, kim loại là chì và đá quý là hessonit màu vàng mật ong. Nguyên tố của nó là khí và hướng là tây nam.
 [Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia]

Sao La hầu (Mộc)
La hầu sao ấy nặng thay,
Tháng giêng Tháng bảy kỵ ngay chẳng hiền
Môn trung đổ bác hao tiền
Tửu, sắc, tài khí đảo điên những là
Đàn ông nặng hơn đàn bà
Nữ nhân khẩu thiệt sanh mà giận nhau
Hao tài tốn của ốm đau
Sinh ra ẩu đả lao đao chẳng hiền
Đàn ông bản mệnh chẳng yên
Tai nạn phản phúc của tiền tổn hao
Ăn ở ngay thẳng không sao
Rủi bị nguy hiểm ốm đau nhẹ nhàng.

     Gặp sao La hầu, thường bị ảnh hưởng xấu vào tháng Giêng, tháng 7 nên hai tháng này phải dè dặt trong nhiều việc trước khi tiến hành, ứng xử. Hung tinh ngũ hành thuộc Mộc, chủ về khẩu thiệt, đau mắt, nhức đầu, mạng Mộc, mạng Kim đều kị. Nữ mạng thường bị thị phi, khẩu thiệt, cãi vả, giận hờn. La hầu chủ về sự trói buộc, buồn rầu, thưa kiện, tang sự, tai nạn xe cộ. Chỉ thuận lợi cho việc thay đổi công ăn việc làm.
     Hạn chế mặc y phục màu đen. Không nên mưu lợi về đường thuỷ. Không sang sông khi trời mưa gió. Đi ra ngoài, gặp người đàn bà xoả tóc thì nên quay về vì có thể  gặp tai nạn.
[Theo P.V.C sưu tầm thêm trong Chân Linh Nhân Độn]
     Mỗi tháng nên cúng sao vào ngày Mùng 8 âm lịch, trong khoảng 21- 23 giờ. Bài vị để ở phía Bắc, dùng 9 ngọn đèn cầy đỏ (xếp thành hình như bên dưới), lạy/xá 8 lạy. Khấn: Cung thỉnh Thiên cung Thần thủ La hầu tinh quân toạ vị [天宮神首囉喉星君].
Lễ vật mỗi lần cúng: Trái dừa, bông, giấy tiền cúng sao (hỏi người bán ở chợ).

     Sau lần cúng vào tháng Chạp thì “hoá” (đốt) bài vị.

Hình đèn:                 0           0
                                 0           0
                                              0
                                          0
                                      0
                                          0
                                              0


Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Thái tuế

                                                           Thái tuế

1.- Thái tuế tính theo Chu kỳ 12 năm Địa chi của tuổi. Có khảo cứu cho rằng, con số 12 này là quỹ đạo quanh Mặt trời của sao Mộc (Jupiter). Trong Tử vi Đẩu số, Ngũ hành của Thái tuế là Mộc.

2.- Thái tuế thường có 12 ngôi vị (Tương ứng với từng khoảng thời gian một năm trên quỹ đạo của Mộc tinh?) nhưng thường khi tính trong Vận Hạn một năm, người ta thường chỉ “tập trung chú ý” đến 2 ngôi: Thái tuế và Tuế phá.

3.- Thái tuế chính là lúc Địa chi tuổi (Cầm tinh con gì) “đáo hạn ngân hàng”, gặp khoảng thời gian được ký hiệu trùng với mình. Thí dụ như, mình tuổi Ngọ, năm 2014 là năm Ngọ, là trùng Thái tuế. Vì vậy, Dân gian hay gọi là “Năm tuổi”, tuổi với năm giống nhau.
    Số tuổi gặp hạn Thái tuế: 1, 13, 25, 37, 49, 61, 73, 85. Tuổi= tuổi Dương lịch + 1=Tuổi mụ/Tuổi ta.

4.- Tuế phá, ngược lại, ở Địa chi Tương xung với Thái tuế. Thí dụ như, Thái tuế là Ngọ thì Tuế phá là Tý. Gặp năm Ngọ mà người tuổi Tý thì gọi là Tuế phá. Gặp năm Tý mà người tuổi Ngọ thì gọi là Tuế phá.
    Số tuổi gặp hạn Tuế phá: 7, 19, 31, 43, 55, 67, 79, 91.
Các cặp xung khắc của Địa chi gồm: Tý-Ngọ, Mão-Dậu, Dần-Thân, Tỵ-Hợi, Thìn-Tuất, Sửu-Mùi. Trong đó, nếu “chẻ sợi tóc làm tư” thì có thể nhìn nhận thêm như vầy:
- Tý-Ngọ: Ngọ xung Tý, còn Tý vừa xung vừa khắc Ngọ; Ngọ chịu nặng hơn Tý;
- Mão-Dậu: Mão xung Dậu, nhưng Dậu vừa xung vừa khắc Mão; Mão chịu nặng hơn Dậu;
- Dần-Thân: Dần xung Thân, Thân vừa xung vừa khắc Dần; Dần chịu nặng hơn Thân;
- Tỵ-Hợi: Tỵ xung Hợi, Hợi vừa xung vừa khắc Tỵ; Tỵ chịu nặng hơn Hợi;
- Thìn-Tuất xung nhau, cùng Ngũ hành; “ăn miếng trả miếng”;
- Sửu-Mùi xung nhau, cùng Ngũ hành; “ăn miếng trả miếng”.

5.- “Đáo hạn ngân hàng” thì phải lo trả tiền vay cả gốc lẫn lãi, không có “điều khoản miễn trừ” (Trừ phi kiếm được “cò”, phải chịu thêm một mớ lãi nữa). Còn đáo Tuế hay Phá, mặc dù “do Ngọc đế an bài, chủ quản một năm, thần tướng giám sát sự việc nhân gian… nên có 60 vị, tương ứng với 60 hoa giáp” và được “nhấn mạnh” rằng “Thái tuế xuất hiện lai, Vô bệnh khủng phá tài” và “Thái tuế đương đầu [Tuế phá] toạ, Vô hỷ khủng hữu hoạ”… thì không hẳn cứ vào hạn Tuế hay Phá là hoàn toàn gặp…quỷ.
    Các “điều khoản gia tăng giảm xuống”: Ngũ hành Nạp âm của Mạng có “tham gia” sinh khắc chế hoá không? Can tuổi có tham gia hợp phá không? Gặp Tuế/Phá ở “kèo trên hay kèo dưới”? Cửu diệu sáng sủa hay “tối lửa tắt đèn”? Khi gặp các yếu tố này, Tuế hay Phá không “còn nguyên” giá trị ban đầu mà sẽ xuất hiện cái gọi là “Tình tiết tăng nặng, như tái phạm, gia đình “nguỵ quân nguỵ quyền”, sổ hộ khẩu có đóng chữ T-H màu đỏ, phạm tội nghiêm trọng hơn, ngoan cố, không chịu hợp tác, không chịu BC…”, hoặc “Tình tiết giảm nhẹ, như có nhân thân tốt, gia đình CM, không có tiền án tiền sự, thành khẩn BC…”. Khi “cân đong đo đếm” xong thì mới có thể nói Tuế và Phá ấy đã “đa dạng hoá bữa ăn” như thế nào khi… “ăn độn”.

6.- Đáo hạn Thái tuế thì ảnh hưởng ở sức khoẻ, tài vận của nhân thể là chính. Tuế phá thì ảnh hưởng ở sức khoẻ, gia đạo, môi trường của nhân thể là chính.

7.- Một “Thái tuế” khác, gọi là “Mệnh cung Thái tuế”:

ThángSinh
Dần
Mão
Thìn
Tỵ
Ngọ
Mùi
Thân
Dậu
Tuất
Hợi
Sửu
GiờSinh
THÁI                                         TUẾ
Mão
Dần
Sửu
Hợi
Tuất
Dậu
Thân
Mùi
Ngọ
Tỵ
Thìn
Sửu
Dần
Sửu
Hợi
Tuất
Dậu
Thân
Mùi
Ngọ
Tỵ
Thìn
Mão
Dần
Sửu
Hợi
Tuất
Dậu
Thân
Mùi
Ngọ
Tỵ
Thìn
Mão
Dần
Mão
Hợi
Tuất
Dậu
Thân
Mùi
Ngọ
Tỵ
Thìn
Mão
Dần
Sửu
Thìn
Hợi
Tuất
Dậu
Thân
Mùi
Ngọ
Tỵ
Thìn
Mão
Dần
Sửu
Tỵ
Tuất
Dậu
Thân
Mùi
Ngọ
Tỵ
Thìn
Mão
Dần
Sửu
Hợi
Ngọ
Dậu
Thân
Mùi
Ngọ
Tỵ
Thìn
Mão
Dần
Sửu
Hợi
Tuất
Mùi
Thân
Mùi
Ngọ
Tỵ
Thìn
Mão
Dần
Sửu
Hợi
Tuất
Dậu
Thân
Mùi
Ngọ
Tỵ
Thìn
Mão
Dần
Sửu
Hợi
Tuất
Dậu
Mùi
Dậu
Ngọ
Tỵ
Thìn
Mão
Dần
Sửu
Hợi
Tuất
Dậu
Mùi
Ngọ
Tuất
Tỵ
Thìn
Mão
Dần
Sửu
Hợi
Tuất
Dậu
Mùi
Ngọ
Tỵ
Hợi
Thìn
Mão
Dần
Sửu
Hợi
Tuất
Dậu
Mùi
Ngọ
Tỵ
Thìn

8.- Một “Thái tuế” khác nữa, chỉ dùng trong Phong Thuỷ:
   - Đầu giường không được kê ở phương vị ký hiệu trùng với Địa chi tuổi hoặc Thái tuế năm đó.
   - Năm nào thì Thái tuế ở phương vị đó. Như năm Tý thì Thái tuế ở Bắc, cung Khảm. Phương vị Thái tuế nên tĩnh, không nên động, nên ở Toạ, không nên ở Hướng.
   - Khi tuổi xung Thái tuế [tuổi rơi vào Tuế phá], nên tránh cả hai phương đó, khoảng thời gian đó, nếu tu sửa nhà.
   - Trong xây dựng nhà cửa, người ta thường “né” không mở cửa đúng theo tuổi, để tránh có lúc sẽ bị xung hoặc đồng ngôi với Thái tuế. Thí dụ, tuổi Ngọ thì không mở cửa hướng Nam, vì đến năm Ngọ, Tý sẽ phạm Thái tuế.

   - Thái tuế trong Phong thuỷ có thể… phi [bay] theo quỹ đạo Lạc thư, dựa theo sao Nhất bạch Khảm. Thí dụ như, năm Giáp Ngọ 2014, Tứ lục Tốn quản cung, Nhất bạch tới Khôn. Vậy Thái tuế phi của năm 2014 ở Tây nam. Phi thái tuế dùng thêm một bước nữa, phi tới tháng. Cả hai, dùng để kiêng phương vị, thời gian tu tạo. Trong Phong Thuỷ hay gọi là “Ám kiến sát”.

9.- 60 Tính Danh Thái tuế
Giáp Tý Niên Thái Tuế  Kim Xích    --- Giáp Ngọ Niên Thái Tuế  Trương Từ
Ất  Sửu Niên Thái Tuế
 Trần Thái    --- Ất Mùi Niên Thái Tuế       Dương Hiền
Bính Dần Niên Thái Tuế  Thẩm Hưng   --- Bính Thân Niên Thái Tuế Quản Trọng
Đinh Mão Niên Thái Tuế Cảnh Chương --- Đinh Dần Niên Thái Tuế
 Khang Kiệt
Mậu Thìn Niên Thái Tuế Triệu Đạt ---Mậu Tuất Niên Thái Tuế
  Khương Vũ
Kỷ Tỵ Niên Thái Tuế
 Lang Xán --- Kỷ Hợi Niên Thái Tuế  Tạ Thọ
Canh Ngọ Niên Thái Tuế  Vương Thanh --- Canh T
ý Niên Thái Tuế  Ngu Khởi
Tân
Mùi Niên Thái Tuế   Lý Tố     ---   Tân Sửu Niên Thái Tuế  Thang Tín
Nhâm Thân Niên Thái Tuế  Lưu Vượng --- Nhâm Dần Niên Thái Tuế
 Hạ Ngạc
Quý Dậu Niên Thái Tuế
 Khang Chí --- Quý Mão Niên Thái Tuế  Bì  Thời
Giáp Tuất Niên Thái Tuế
 Thệ Quảng --- Giáp Thân Niên Thái Tuế   Lý Thành
Ất  Hợi Niên Thái Tuế
 Ngũ Bảo --- Ất Tỵ Niên Thái Tuế  Ngô Trục
Bính T
ý Niên Thái Tuế  Quách Gia --- Bính Ngọ Niên Thái Tuế  Văn  Triết
Đinh Sửu Niên Thái Tuế
 Uông Văn --- Đinh Mùi Niên Thái Tuế  Lục Bính
Mậu Dần Niên Thái Tuế
  Tăng Quang --- Mậu Thân Niên Thái Tuế  Du Trung
Kỷ Mão Niên Thái Tuế
 Ngũ Xung    --- Kỷ  Dậu Niên Thái Tuế  Trình Dần
Canh Thìn Niên Thái Tuế
 Trọng Đức --- Canh Tuất Niên Thái Tuế  Hoá Thu
Tân Tỵ Niên Thái Tuế
 Trịnh Tổ --- Tân Hợi Niên Thái Tuế  Diệp Kiên
Nhâm Ngọ Niên Thái Tuế
 Lộ Minh --- Nhâm Tý Niên Thái Tuế   Khưu Đức
Quý Mùi Niên Thái Tuế
 Nguỵ Minh --- Quý Sửu Niên Thái Tuế  Lâm Bạc
Giáp Thân Niên Thái Tuế Phương Công --- Giáp Dần Niên Thái Tuế Trương  Triều
Ất Dậu Niên Thái Tuế
  Tưởng Sùng --- Ất Mão Niên Thái Tuế  Phương Thanh
Bính Tuất Niên Thái Tuế
 Hướng Ban--- Bính Thìn Niên Thái Tuế  Tân Á
Đinh Hợi Niên Thái Tuế
 Phong Tề    ---  Đinh Tỵ Niên Thái Tuế  Dịch Ngạn
Mậu Tý Niên Thái Tuế
 Dĩnh Ban ---  Mậu Ngọ Niên Thái Tuế  Diêu Lê
Kỷ Sửu Niên Thái Tuế
 Phan Cái --- Kỷ Mùi Niên Thái Tuế  Phó Thuế
Canh Dần Niên Thái Tuế
 Ô Hoàn --- Canh Thân Niên Thái Tuế  Mao Tân
Tân Mão Niên Thái Tuế
 Phạm Nịnh --- Tân Dậu Niên Thái Tuế  Văn Chính
Nhâm Thìn Niên Thái Tuế Bành Thái --- Nhâm Tuất Niên Thái Tuế
 Hồng Phạm
Quý Tỵ Niên Thái Tuế
 Từ Thuấn --- Quý Hợi Niên Thái Tuế  Ngu Trình.
Thái tuế bài năm Ất Mùi 2015. Kích thước: 10,5x31.

10.- Nghi thức An phụng Thái tuế để… “cho em xin”
    Vào các dịp đu năm người ta thường dán bùa Thái tuế (Thái tuế bài). Bùa Thái tuế có thể hoá giải Thái tuế và Xung thái tuế, đem lại điều lành cho cả gia đình. Nhiều người trong gia đình phạm Thái tuế cũng chỉ cần 1 bùa là đủ.
    a- An Thái tuế bài ở Phòng khách, chung với các Thần Phật vị khác cũng được hoặc một chỗ riêng, vào ngày Mùng 9 tháng Giêng  hoặc Rằm tháng Giêng [Riêng cách của tôi thì An Thái tuế vào sau ngày 24 tháng Chạp của năm trước, bắt đầu “cúng kiến” từ Mùng Một Tết như các Thần Tướng khác trong Thờ cúng].
    Cúng mỗi tháng vào ngày Rằm. Đến 24 tháng Chạp cúng lần cuối rồi “hoá” (đốt) bài vị, tiễn Thái tuế năm ấy “chầu Trời”.

    b- Lễ vật: [Lễ vật này cúng cho “Lần đầu tiên”. Những lần cúng sau, nếu thờ chung nhiều vị thì “nhập gia tuỳ tục”, lễ vật “dùng chung”, không nhất thiết phải sắm riêng]: Nước trà, 4 loại quả trái, vàng bạc đại, 5 cây nhang, 2 đèn cầy đỏ.

    c- Thần chú thỉnh, An vị: Phụng thỉnh Tam tinh chiếu Lệnh phù. Thiên thượng Nhật Nguyệt lại củng ứng. Nam đẩu, Bắc đẩu đẩy Ngũ hành. Úm. Phật hiển linh Sắc trấn lệnh. Bát quái Tổ sư tại giữa Hình. Ngọc đế chỉ Phụng lệnh. Thái tuế [Thí dụ: Giáp Ngọ niên, Huý Trương Từ]. Trực niên Tinh quân đến đây trấn. Thất tinh, Ngũ lôi giữ hai Biên. Thần tướng lục Giáp giữ phía trước. Thần tướng lục Đinh hộ dinh sau. Thiên quan ban Phúc cùng đồng giáng. Chiêu tài, tiến bảo cùng lại sáng. Đệ tử một lòng ba lạy Phật. Vái thỉnh Thái tuế giữ an ninh. Trấn trạch quang minh, người người tôn kính. Cả nhà bình an, mọi sự hưng thịnh. Cấp cấp như luật lệnh [Câu này 3 lần].

    d- Phần Nhập phù, Khai phù [bùa] do “Thầy” làm, nên đúng ra, không cần “dẫn” ra đây. Cứ thỉnh phù về rồi “thượng” lên. Song tôi cũng đưa lên, ai muốn “kiêm” luôn “Thầy” thì có cái mà “mần”:
    Thiên thượng Nhật Nguyệt hữu Tam kỳ. Nhân gian Tam kỳ Thiên địa Nhân. Nhân đắc trường sinh quang minh tại. Điểm Thiên, Thiên minh. Điểm Nhân, Nhân trường sinh. Úm. [Vẽ nét như chữ V thứ nhất] Nhất bút tinh khí thông linh quang. [V thứ hai] Nhị bút, khí giáng phát quang mang. [V thứ ba] Tam bút thần tại tảo tà ma. Đệ tử nhất tâm tam bái thỉnh. Bái thỉnh Thái tuế thôi Ngũ hành. Bảo mệnh hộ thân…[Làm cho ai thì xưng Họ Tên Tuổi Địa chỉ người đó] thoái tai ương.
Thái tuế Tinh  quân sắc ký tàng. Thần binh hoả cấp như luật lệnh [2 câu chót 3 lần].