Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

12 Trực

“LẢM NHẢM” VỀ 12 TRỰC
Lão Lười
    Trong môn Trạch cát [Chọn lành], Trực là một yếu tố căn cứ “tiền đâu” đầu tiên để xem xét tốt xấu của thời điểm muốn lựa chọn [tháng, ngày, giờ].
    A- Một năm Dương lịch được chia ra làm 24 Tiết khí. Trong đó bao gồm 12 Tiết khí [Minor Solar Terms] và 12 Trung khí [Major Solar Terms]. Khoảng cách giữa hai Tiết khí gần nhau gọi là một tháng tính theo Tiết khí.
    Trực là một cách gọi các vì sao trong chòm Dao Quang tinh (hay Diêu Quang, Phá Quân tinh. Thiên văn học hiện đại gọi là chòm Đại Hùng tinh) tức là chuôi của chòm sao Bắc Đẩu. Bắt đầu từ chập tối Tiết Lập Xuân, các sao này chiếu vào hướng Dần (Đông bắc) trên mặt đất.
    Thời kỳ đầu, Trực được dùng để gọi tên 12 tháng: Kiến, Trừ, Mãn, Bình, Định, Chấp, Phá, Nguy, Thành, Thu [Thâu], Khai, Bế. Về sau mới “nhảy vô” biểu thị tốt xấu của ngày. “Kiến Trừ thập nhị khách” là một cách gọi khác của Trực.
    Tự điển của cụ Thiều Chửu giải thích chữ “Kiến” là thế này: “Chuôi sao trỏ vào đâu gọi là kiến. Như lịch ta gọi tháng giêng là kiến dần , tháng hai gọi là kiến mão   nghĩa là cứ coi chuôi sao chỉ về đâu thì định tháng vào đấy vậy. Vì thế nên gọi là nguyệt kiến , tháng đủ gọi là đại kiến , tháng thiếu gọi là tiểu kiến , v.v.”.
    Vì vậy, từ Tiết Lập Xuân đến giáp Kinh Trập (tương đương tháng Giêng âm lịch) sẽ có kiến Trực là Dần [Tháng Giêng là tháng “Kiến Dần”. Tháng Hai là tháng “Kiến Mão”…]. Vì lịch Âm điều tiết tháng Giêng vào Trực này nên gọi là Kiến Dần. Lưu ý là cái “Kiến Dần” này chỉ liên quan đến phần Dương lịch (Tiết khí) chứ không phải phần Âm lịch trong lịch cổ. Trong  Âm Dương lịch hiện nay, Trực cũng được dùng như “ranh giới” phân định giữa các tháng tính theo Tiết khí bằng “thủ đoạn” gọi là “Hoà Trực”- xuất hiện hai Trực cùng tên tại thời điểm giao Tiết giữa hai tháng. Nên, khi xem lịch, thấy hai ngày liền nhau cùng mang một Trực, “hai xôi vô một chõ”, thì biết là “bố cáo” từ tháng này chuyển sang tháng khác theo Tiết khí.
    12 Trực sẽ thay đổi tuỳ theo Tiết khí:
+ Sau Lập Xuân (26/1 Dương lịch) : Kiến ở Dần; Kể tháng tương ứng: Giêng;
+ Sau Kinh Trập (25/2 Dương lịch) : Kiến ở Mão; tháng Hai;             
+ Sau Thanh Minh (26/3 Dương lịch) : Kiến ở Thìn; tháng Ba;
+ Sau Lập Hạ (26/4 Dương lịch): Kiến ở Tỵ; tháng Tư;
+ Sau Mang Chủng (27/5 Dương lịch): Kiến ở Ngọ; tháng Năm;
+ Sau Tiểu Thử (28/6 Dương lịch): Kiến ở Mùi; tháng Sáu;
+ Sau Lập Thu (29/7 Dương lịch): Kiến ở Thân; tháng Bảy;
+ Sau Bạch Lộ (29/8 Dương lịch): Kiến ở Dậu; tháng Tám;
+ Sau Hàn Lộ (29/9 Dương lịch): Kiến ở Tuất; tháng Chín;
+ Sau Lập Đông (29/10 Dương lịch): Kiến ở Hợi; tháng Mười;
+ Sau Đại Tuyết : (27/11 Dương lịch) Kiến ở Tý; tháng Một (11);
+ Sau Tiểu Hàn (27/12 Dương lịch): Kiến ở Sửu; tháng Chạp (12).

   
B- Khi Trực “nhập vô” ngày, mỗi tháng lại có một quy luật tính Trực khác nhau, tuỳ thuộc vào Can Chi của ngày. Đại để cách tính như sau:
-   Ngày lịch được đánh số theo chu kỳ Can-Chi. Can-Chi chỉ là một chu kỳ đều đặn của ngày. Can-Chi của ngày không thuộc về Âm lịch, cũng không thuộc về Dương lịch. Trực chỉ quan tâm đến phần Địa chi, không quan tâm đến Thiên can. Tháng “Kiến…” gì, thì ngày mang Địa chi trùng với Địa chi của tháng sẽ được “làm xếp” mà mang Trực “Kiến”.
-   Song song với Địa chi đó là 12 Trực: 1 Kiến, 2 Trừ, 3 Mãn, 4 Bình, 5 Định, 6 Chấp, 7 Phá, 8 Nguy, 9 Thành, 10 Thu [Thâu], 11 Khai, 12 Bế.
-   Thứ tự 12 Trực này [Kế sau Kiến là Trừ, sau Trừ là Mãn, sau Mãn là Bình…] cứ “diễu hành có trật tự” như thế đến…hết đời. Trong bản kê thần sát, có một số sao xuất hiện “đồng hành” với Trực “trên từng cây số”- nghĩa là thấy Trực đó, thì sẽ thấy thần sát đó, cứ như là “ai kêu tui đó, có tui đây” vậy. Thí dụ như Trực Phá trùng với Nguyệt Phá, Trực Thành trùng với Thiên Hỷ, Trực Khai chồng lên Sinh Khí…

    C- Khi trở thành thần sát để trạch cát, Trực mang thêm đặc tính ngũ hành và “chia bè kết cánh” thành cát thành hung, có Trực tốt thuộc “Hoàng đạo”, có Trực xấu thuộc “Hắc đạo”.
-  Ngũ hành:
Thổ
Kim
Thuỷ
Mộc
Hoả
Kiến, Mãn
Thành,Khai,Bế
    Trừ,Nguy,Thâu,Bình
Định
      Chấp,Phá

-  Hoàng hay Hắc:
    + Hoàng đạo: Định, Thành, Khai, Nguy, Chấp, Trừ.
    + Hắc đạo: Kiến, Phá, Bình, Thâu, Bế, Mãn.
   [Tính chất “Hoàng” hay “Hắc” của Trực, thực ra chỉ mang tính chất tương đối. Bởi khi trạch cát, sẽ căn cứ theo loại việc mà chọn thời điểm mang Trực phù hợp. Chứ không phải lúc nào cũng “thấy kẻ sang bắt quàng làm họ” mà cứ “bập” vào “hoàng vàng”, mà “phụ phàng” các nàng “mặt sắt đen sì hắc”].

    D-  Về ý nghĩa cát hung, tốt xấu, lành dữ của Trực, hiện cũng có nhiều “chập chập cheng cheng”. Thí dụ như cái nhìn của KS.KTS Lê Trọng Cường dưới đây, có khác với quan niệm “truyền thống” trong Thông thư, Ngọc hạp, Hiệp kỷ [Những chỗ tôi gạch dưới là những chỗ “gõ nghe leng keng”]:
1. Ngày có trực KIẾN: “Kiến” là kiến lập, khai tạo ra cái mới.
Vì vậy, vào ngày có trực này nói chung mọi việc khởi đầu đều tốt. Tuy nhiên theo cuốn “Trạch cát thần bí” thì người Trung Hoa thường không chọn ngày này để xây cất, động thổ.

2. Ngày có trực TRỪ: Cái mới đã được kiến lập thời cái cũ được loại trừ, nên sau Kiến là Trừ. Tức là giai đoạn cái mới – cái cũ ganh đua nhau, tranh tối tranh sáng. Vì vậy ít có việc thuận lợi vào ngày có trực này.

3. Ngày có trực MÃN: Theo mặt chữ thì “Mãn” có nghĩa là đầy tràn. Nghĩa là cái mới đã phát triển ở giai đoạn sung mãn, đủ đầy như trăng ngày rằm hàng tháng vậy. Thế nên những việc như cầu phúc, cúng bái, lễ tế, cầu xin nhân gian hay tiến hành vào ngày có trực Mãn. Tuy nhiên, theo tư tưởng dịch lý phương Đông thì cái gì đầy tất sẽ dừng lại và có nguy cơ tiêu giảm. Vì vậy, một số việc tốt cần phát triển thì cũng nên chú ý có thể tránh ngày này như nhận chức vụ mới chẳng hạn. Theo quan niệm của người Trung Hoa thì việc cưới xin cũng không nên chọn ngày có trực Mãn.

4. Ngày có trực BÌNH: Vì sự vật đã phát triển đến độ sung mãn thì tất phải dừng lại để hoàn thiện nên tiếp sau Mãn là Bình. Bình cũng giống như “bình định”, làm cho yên ổn, bổ sung chỗ còn khuyết tật cho thật hoàn mỹ. Vì vậy ngày có trực này là đều tốt cho mọi việc.

5. Ngày có trực ĐỊNH: Định cũng giống như Bình. Nó là sự bình đã đạt tới đầy đủ, đâu vào đó. Vậy nên mọi sự đều tốt. Tuy nhiên, những việc phá thế ổn định thì không nên ví như hội họp tranh luận, cử tướng xuất binh hay chữa bệnh.

6. Ngày có trực CHẤP: Theo nghĩa của chữ này là mắc vào, dính vào. Theo ý nghĩa của thập nhị trực thì chấp có nghĩa là giữ lại cái đã hoàn thành nhờ Bình – Định. Vậy nên tiến hành những việc có lợi cho việc lưu giữ lâu dài cái tốt cho mai sau như trồng trọt, cất giữ tiền bạc, hạt giống… Đồng thời nên kiêng những việc như xuất tiền của, dời nhà ở, xuất hành, mở cửa hàng, công xưởng…

7. Ngày có trực PHÁ: “Phá” có nghĩa là bỏ cái bất lợi, cái cũ nát. Vậy nên ngày có trực này có thể dỡ bỏ vật cũ để chuẩn bị tiến hành cái mới như dỡ bỏ nhà cũ chẳng hạn để chuẩn bị kiến tạo nhà mới.

8. Ngày có trực NGUY: “Nguy” tức là nguy hiểm. Cái mới chưa tạo dựng mà cái cũ đã bị xóa bỏ nên không biết theo cái nào, dựa vào đâu. Vậy nên muôn việc vào ngày có trực này đều là bất lợi.

9. Ngày có trực THÀNH: Cái mới đã bắt đầu được tạo ra. Vậy nên muôn việc khởi đầu có thể chọn ngày này như bắt đầu kinh doanh, nhập học, kết hôn, nhận chức, dọn nhà mới. Tuy vậy, việc tố tụng là việc cần được giải bỏ thì không nên chọn ngày có trực Thành.

10. Ngày có trực THU: “Thu” có nghĩa là gặt hái kết quả. Vậy nên ngày có sao này nên làm các công việc có sự thu hái kết quả như thu hoạch hoa mầu, ngũ cốc, dựng kho tàng, cất chứa của cải… Trái lại nên kị những công việc khởi đầu. Nhập trạch cũng vào ngày này.

11. Ngày có trực KHAI: “Khai” nghĩa là mở cửa. Vậy nên tổ chức những công việc mới như kết hôn, bắt đầu kinh doanh… Tuy nhiên cần kiêng các công việc không sạch sẽ như đào đất, chôn cất… rất kị những công việc mang tính hủy diệt như săn bắt, chặt cây…

12. Ngày có trực BẾ: “Bế” là ngưng trệ, vùi lấp, vậy nên chỉ thích hợp những công việc mang tính chất của “Bế” như đắp đập, ngăn nước, xây vá những chỗ sụt lở đê, đập, tường vách…”.
    Rồi ngay cả trong Ngọc hạp, Hiệp kỷ với những Thông thư tân thời cũng có chỗ “lập dập”, “leng keng” trong phạm vi “vận dụng” Trực cho số loại việc. Thí dụ như có sách tân thời viết về Trực Kiến, cho rằng “Thượng lương [gát đòn dông, đòn tay, kèo], nhập học [vào học], kết hôn, động thổ, lập trụ [dựng cột], y liệu [chữa bệnh], xuất hành [ra đi]: cát [Xem lại so với phần cùa KS.KTS Lê ở trên]. Đào giếng, đi đường thuỷ: hung”. Thì một quyển tân thời khác lại ghi về Trực Kiến rằng “Nói chung tốt. Đào giếng, đi tàu thuyền, động thổ xây cất, lợp mái: hung [Vì Kiến trùng với Thổ Phủ?]”.
   Một chỗ khác “giới thiệu” về Kiến như vầy: “Kiến: Tuần tự tháng 1-12, ngày: dần, mão, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi, tý, sửu. Vạn vật sanh dục, cường kiện; là ngày kiện tráng. Nghi [Nên làm]: an phủ biên cảnh, chiêu hiền, cử chánh trực, giao thiệp, huấn binh, hành hạnh, khiển sử, lâm chánh thân dân, phó nhậm, thi ân phong bái, thiêm ước, thượng quan, tuyển tướng, xuất hành, xuất sư. Kị [Không nên làm]: an táng, chỉnh dung thế đầu [“sửa sắc đẹp”], chỉnh thủ túc giáp [chỉnh áo giáp tay chân], cầu tự [cầu sinh con nối dõi], cầu y, doanh kiến cung thất, giải trừ, hoại viên [bỏ vườn], hưng tạo, khai thương khố [mở kho], khải toản [?], kì phúc [cầu phúc], kết hôn nhân, liệu bệnh, nạp thái [nộp sinh lễ], phá thổ, phá ốc, phạt mộc, thiện thành quách, thượng biểu chương, thượng lương, thượng sách, thụ trụ, tiến biểu chương, tu cung thất, tu thương khố, tu trí sản thất, tài chủng, vấn danh, xuất hóa tài, động thổ.
    Còn trong Ngọc hạp Thông thư có một phần gọi là “Đổng công Trạch nhật yếu lãm”, “truyền đời” là do Đổng Trọng Thư [Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, sinh năm179 TCN - mất năm 117 TCN, là nhà triết học duy tâm thời Tây Hán, một đại diện tiêu biểu của Nho học. Tiểu sử của ông được ghi tại Sử ký, "Nho lâm liệt truyện";Hán thư, "Đổng Trọng Thư truyện", Tân luân, "Bản tạo". Đổng Trọng Thư người Quảng Xuyên (thuộc huyện Táo  Cường tỉnh Hà Bắc hiện nay). Ông xuất thân trong một gia đình đại địa chủ, thuở nhỏ đã khổ công học tập, nổi tiếng là "ba năm không ngó tới điền viên" nhằm dốc lòng nghiên cứu Công dương Xuân Thu truyện. Thời Hán Cảnh Đế (156 TCN - 141 TCN) đã nhậm chức Bác sỹ (quan chuyên giảng dạy về kinh điển của Nho gia). Lúc Hán Vũ Đế (140 TCN -87 TCN) chọn người hiền lương có học vấn, ông lần lượt vâng chiếu ba lần trả lời đối sách, dâng vua bài Thiên nhân tam sách nổi tiếng. Vũ Đế đánh giá cao kiến nghị "bãi bỏ bách gia, độc tôn Nho học", rất mau chóng tiếp nhận ý kiến này, lại bổ nhiệm ông làm Tướng quốc cho Dịch vương ở Giang Đô. Sau này do ca ngợi những biến cố tai dị (sự trừng phạt của thiên nhiên đối với con người), khuyên giải Vũ Đế vì đã giết hại đại thần thân cận, làm cho Vũ Đế phẫn nộ, ông bị cách chức và bị nhốt vào ngục. Sau khi được thả ra, ông giữ chức Tướng quốc của Giao Tây vương] lưu lại thì ngày Kiến của tháng Giêng, Hai, Ba, Tư, Sáu, Tám, Chín, 11 đều được coi là “xấu hoắc”, vô dụng, “chẳng có nước nôi” gì để dùng vào việc gì. Nói chung đây là các tháng mà Kiến bị… “cá ăn kiến”. Còn Kiến của các tháng “sống sót” kiểu… “kiến ăn cá” thì cũng chỉ có một vài con… cá lòng tong. Thí dụ như ngày Ngọ của tháng Năm, chỉ có khi nào là Giáp Ngọ, thì dùng cho mai táng được thứ cát [tốt bậc vừa thôi]; hay ngày Thân của tháng Bảy thì duy nhất ngày Mậu Thân có Thiên Xá là “OK hảo hảo”, còn Giáp Thân, Nhâm Thân, “kẹt quá” thì dùng trong mai táng. Thế thôi. Ngày Hợi tháng 10 thì chỉ Ất Hợi, Kỷ Hợi mới được “tiểu tiểu vinh vi tắc khả”-việc nho nhỏ thì có thể; ngày Sửu của tháng Chạp thì chỉ có Ất Sửu, Quý Sửu mới là “thượng đẳng thần” các Sửu còn lại chỉ là … “chợ hoa trưa 30 Tết”. Vì thế, nếu theo họ Đổng thì Kiến chỉ như… kiến đen, “đen toàn diện”, cùng lắm là chỉ còn một chút “lõ đuôi”. May mắn, kiến chẳng phải là… chó. Vì nếu là chó, “lõ đầu thì nuôi, mà lõ đuôi thì…thịt”.
    [Xin cô bác cứ so sánh. Đó mới là Thí dụ về “Kiến cắn” trong “rừng Nho…”].

     E- Bởi thế cho nên chính là mà tại vì vậy, Lười tôi phải “siêng” để “lập lại trật tự” cho Trực theo nguyên tắc “lấy cũ nhưng không bỏ mới”, xếp Kiến trước hết là “vào” Hắc đạo và định việc “nên, không nên” trước hết là theo ý nghĩa trực tiếp của Trực và tham khảo trước hết với ý kiến của “thiên tài” họ Đổng.
    - KIẾN : Kiến là “dựng lên”, là “đặt để”. Khi âm là “Kiển” nó lại có nghĩa là “đổ ụp”, là “cái thế từ trên đè xuống rất dễ vậy” [Thiều Chửu]. Tháng có Địa chi là gì thì ngày có Địa chi đó sẽ mang Trực Kiến. Như tháng Ba thì ngày Thìn là Trực Kiến [Ngày Thìn này phải sau Tiết Thanh Minh, nghĩa là sau khi “Hoà Trực” đổi tiết khí để sang tháng].
    Ngày Kiến thường bất lợi đối với mọi việc [bách sự kỵ], đặc biệt là những đại sự, việc lớn, việc quan trọng. Những việc nhỏ, nếu bí bách quá cũng có thể “làm liều nhắm mắt đưa chân” được. Một vài việc nên, không nên đã ghi cụ thể ở trên.
    - TRỪ : Trừ bao giờ cũng đứng liền kề với Kiến, nên nếu không có lịch, chỉ cần biết ngày chọn thuộc tháng nào, Kiến gì thì lấy ngay ngày sau ngày Trực Kiến, đó là ngày Trực Trừ. Thí dụ như, tháng Tư kiến Tỵ. Sau Tỵ là Ngọ, nên Ngọ là Trực Trừ. Cứ theo cách này sẽ tính ra các Trực sau đó nữa, dựa vào trật tự không đổi của Trực.
    Trừ là “bỏ đi”, là “bỏ hết cái cũ mà thay bằng cái mới”. Trừ thuộc Hoàng đạo, mạnh nhất trong chức năng “lột xác”, “tẩy uế”, “thanh tẩy”, “tảo trừ ác sát, khứ cựu nghênh tân”. Vì thế, “hồi xưa”, người ta thường chọn ngày có Trực Trừ để làm nghi thức “Trừ phục”, xả tang.
    Một số việc khác, “được phép” làm: Cúng tế, bào chế thuốc, “chỉnh nhan sắc, chỉnh quân trang”, đi thăm dân, thăm hàng xóm, cúng tạ lễ, tắm rửa, quét rửa nhà cửa, xe cộ, đường sá, kiếm thầy thuốc, thuốc thang…
    Kỵ nhất là hôn nhân, đi xa, đào giếng, ký giao kèo hay hợp đồng, xuất vốn, vào nhà mới, khai trương, châm chích, hội hợp [Trừ ngày Đinh Tỵ, Kỷ Tỵ của tháng Ba; Giáp Ngọ, Nhâm Ngọ của tháng Tư; Giáp Thân của tháng Sáu; Canh Mậu Giáp Tuất của tháng Tám; Ất Hợi, Đinh Hợi của tháng Chín; Giáp Tý của tháng 10; các ngày Sửu của tháng 11 nếu theo Đổng công].
    - MÃN 滿 : Mãn Đầy đủ, đầy tràn, thừa”; là ngày “Thiên đế bảo khố tích mãn”, thuộc “dân sổ bìa đen”.
    Mãn thích hợp với mọi loại công việc mang tính giao ước, thoả thuận [trừ Hôn nhân. Tuy nhiên có sách cũng “gật đầu” luôn. Ở trên, ý kiến của ngài Lê có nói “Theo quan niệm của người Trung Hoa thì việc cưới xin cũng không nên chọn ngày có trực Mãn”. Phải chăng vì Mãn cũng có nghĩa là “Hết”, là “Tới đỉnh” rồi, không phát triển được nữa, như… “mãn kinh” chẳng hạn?]. Mãn cũng rất thích hợp để tế lễ, cầu nguyện, trả lễ, chi xài, may áo, dệt vải, dời đồ, dời bếp, lên kèo cột…
    Kỵ: Sáu lễ trong hôn nhân, việc tang, thăm dân, thăm thân, lên quan, tìm thầy tìm thuốc, nhận chức mới.
    - BÌNH: Bình là “bằng, làm cho bằng, bình thường, loàng xoàng”, vì vậy sách xưa và Thông thư xếp “y” thuộc vào… châu Phi lục địa Đen [Quan điểm này ngược 180 độ với quan điểm của ngài Lê ở trên].
   Bình, theo Đổng công, hầu hết cũng chỉ dùng được trong việc… đóng quan tài, chỉ có vài ngoại lệ dùng được trong đại sự: tháng Sáu ngày Giáp Tuất; tháng Tám ngày Canh Bính Mậu Tý; tháng 10 ngày Giáp Nhâm Canh Dần; tháng 11 ngày Ất Mão; tháng Chạp ngày Nhâm Canh Thìn.
    Bình, bình thường chỉ nên làm các việc có tính… san lấp, làm đường đi, lấp ổ gà ổ voi, ổ khủng long, lấp hố, lấp giếng cũ, tô tường cho láng mịn, trò chuyện, may áo, dời đồ đạc, làm chuồng trại, dời bếp núc…
    - ĐỊNH : Định là “xếp đặt được yên ổn, không bị lay động nữa, toan tính”, thuộc Hoàng đạo.
    Nghi: giá thú, khai thị, khởi tạo, cầu phúc, nhập học, nhậm chức, sửa sang, làm đường, làm nhà, tế tự, động thổ, mua trâu ngựa, hội họp, thương lượng.
    Kỵ: giao thiệp, kiện tụng, xuất hành, mổ xẻ, phẫu thuật, phân công người chỉ huy một công việc nào đó.
    Tuy Định thuộc “màu vàng” song cũng có những khoản chỉ là… vàng xi mạ. Theo Đổng công, tháng Ba, nếu là ngày Mậu Canh Thân; tháng Tư ngày Dậu; tháng Năm ngày Bính Nhâm Tuất; tháng Sáu ngày Quý Hợi; tháng Bảy ngày Giáp Tý; tháng 8 ngày Sửu; tháng 9 ngày Giáp Nhâm Dần; tháng 11 ngày Thìn [trừ Nhâm Thìn]; tháng Chạp ngày Tỵ [trừ Quý Tỵ], tuy cũng là Trực Định nhưng “xấu hoắc”.
     - CHẤP : Chấp là nắm giữ, là bắt, là không biết biến thông, là… ù lỳ.
    Nên tu tạo, sửa chữa, làm nhà, trồng trọt, săn bắn, đào giếng, gửi tiền vào bank, trữ hạt giống, hôn nhân, nhận người.
    Không nên làm các việc như chuyển nhà, đi chơi, mở cửa hàng buôn bán, chi xuất tiền của, dời đồ, xuất kho, khai trương.
    Đổng công không mấy “thiện cảm” với Trực Chấp trong tháng Giêng ngày Mùi; tháng Hai ngày Canh Thân; tháng Ba ngày Kỷ Tân Dậu; tháng Tư ngày Tuất [Chỉ miễn cưỡng cho dùng ngày Giáp Tuất trong việc nhỏ]; tháng Năm cũng chỉ “miễn giảm” cho Ất Hợi; tháng Sáu thì “công nhận” cho Bính Canh Mậu Tý; tháng Bảy “xoá sổ” toàn bộ ngày Sửu do phạm “Đằng Xà, Chu Tước, Câu Giảo, Bạch Hổ chi sát”; tháng Tám loại ngày Giáp Dần [Chính Tứ Phế]; tháng Chín bỏ ngày Chấp Ất Mão; tháng 10 chỉ dùng ngày Giáp Thìn; 11 chỉ bỏ ngày Đinh Tỵ; tháng Chạp cũng chỉ loại ngày Chấp Bính Ngọ.
    - PHÁ : Mọi việc đều bất lợi. Duy chỉ có những việc mang tính “phá” như việc tháo dỡ nhà cửa, cầu y chữa bệnh là tiến hành được.
    Đổng công cũng “biểu quyết nhất trí” bằng cả hai tay rằng đây là ngày “đen như mõm chó”. Chỉ “vớt vát” có Nhâm Dần tháng Bảy dùng được cho an táng; Ất Sửu tháng 10 dành cho các việc “nhỏ như con thỏ”; Phá, Quý Mùi tháng Chạp là ngày duy nhất được phán: bách sự cát.
    - NGUY : Nguy là “nguy hiểm, cao ngất ngưỡng”. Đây là Trực gây nhiều “thị phi” do “nội bộ mất đoàn kết”, “nguy cơ tự chuyển biến”. Nguy đứng “chàng hảng” giữa hai phe hắc bạch giang hồ, một số thì cho Nguy là “chư sự bất cát”. Nếu leo núi, cưỡi trâu cưỡi ngựa, đi tàu thuyền, hôn nhân, chài lưới bắt cá, làm mồ mả, chặt đốn cây lại càng hung. Song nhiều Thông thư mới lại “đánh dấu” Nguy vào hàng “quân tử” chứ chẳng phải “tiểu nhân”. Nguy cũng có thể chọn cho các việc kê sàng giường, chọn cấp chỉ huy, huấn luyện quan quân, tế tự cầu phúc, phá thổ…
    Đổng công lại “bâng khuâng đứng giữa hai làn nước” của Trực Nguy, nên có lúc thì “cuốn theo chiều gió”, lúc thì “nòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”, rằng thì là mà: tháng Giêng chẳng xài, duy chỉ Đinh Dậu có thể an táng, trả lễ, xuất hành, khai trương, khai công, đi “nhờ vả”; tháng Hai “cấm tiệt”; tháng Ba lại ca ngợi gần maximum, chỉ gạt Tân Quý Hợi ra rìa; tháng Tư gạt tiếp Giáp Nhâm Tý; tháng Năm Nguy “trắng tay”; tháng Sáu Nguy nào cũng tốt tốt; tháng Bảy cũng vậy, chỉ trừ Ất Mão; tháng Tám phải bỏ Canh Giáp Thìn; tháng Chín, mọi Tỵ khả dụng; tháng 10 Bính Ngọ bị đuổi; 11 thì Tân Quý Ất Mùi chớ nên “làm quen”; tháng Chạp thì Canh Giáp Bính Nhâm có thể dùng cho việc nhỏ, mai táng, để tang.
     - THÀNH : Thành  là thành công, Thiên đế k vạn vật thành tựu. Hầu hết “nhân tài” tuyển trạch đều “trước sau như một” xếp Trực thành vào diện “ưu tiên cho đi du học”.
    Nên khai trương kinh doanh, nhập học, kết hôn, nhậm chức, nhập trạch vào nhà mới, vỗ về dân ven đô, biên giới, chăn nuôi, cầu tài, thoả thuận, trồng trọt, dựng cột, lên kèo.
    Không nên kiện tụng, tranh chấp.
    Đối với Đổng công thì Trực Thành cũng như ngọc có vết, nghĩa là có lúc cũng chớ nên dùng: ngày Tuất tháng Giêng; ngày Nhâm Tý tháng Ba chỉ dùng cho việc nhỏ; không dùng ngày Sửu tháng Tư; không dùng Mậu Giáp Thìn tháng Bảy và Nhâm Canh Bính Thìn chỉ dùng an táng; không dùng Ất Mùi tháng 10; Canh Bính Thân tháng 11 chỉ dùng cho việc nhỏ.
    - THÂU [THU] : Thâu là thu nhặt, gom về, bắt giữ, là thích hợp với những việc có tính chất “thu vào” như dựng kho tàng, cất giữ của cải, săn bắn, thu hoạch hoa màu, ngũ cốc, nhập học, trồng tỉa, mua bán, làm nhà, hoãn…thi hành án, giải oan, bố thí, nạp súc, thu tiền [Ngài Lê còn cho vào nhà mới]
    Không nên tiến hành các công việc mới như khai trương, đi du lịch, châm chích, an dân, lập khoán, tuyên bố chính sự, tuyển dụng. Kỵ an táng, cầu thầy kiếm thuốc, động thổ [vì trùng Địa Phá].
    Kết hôn thì nơi bảo OK, nơi bảo NO.
    Đổng công chỉ dùng ngày Tân Hợi của tháng Giêng, thứ cát; ngày Thìn tháng Sáu [trừ Canh Thìn]; Nhâm Canh Ngọ tháng Tám tiểu cát; Kỷ Mùi tháng Chín an táng; Giáp Thân tháng 10; Dậu tháng 11 chỉ an táng.
    - KHAI  : Khai lợi cho việc mang tính “mở”, như kết hôn, bắt đầu (khai trương) kinh doanh hay khởi công, khánh thành, ban chiếu chỉ, dựng cột lên kèo, cầu hiền, cầu y, trả lễ, dời đồ, an sàng giường, lập nghiệp, hoãn hình ngục, làm ân huệ, dâng biểu chương, lên công đường.
    Không nên làm các công việc như đào đất, chôn cất người mất, săn bắn, đẵn gỗ, và những công việc không sạch sẽ.
    Đổng công không chọn Khai ngày Tý tháng Giêng [trừ Mậu Bính Canh Tý, người Mạng Thuỷ Thổ dùng tốt]; không dùng Khai ngày Sửu tháng Hai; tháng Ba chỉ dùng Mậu Dần có Thiên Xá, còn Nhâm Dần chỉ nên mai táng, làm áo quan, các ngày Dần khác không dùng; Khai ngày Mão tháng Tư đúng là Khai; tháng Năm ngày Thìn cũng vậy [trừ Mậu Giáp Thìn]; tháng Sáu ngày Tỵ xài được Ất Quý Tỵ; tháng Bảy loại ngày Canh Ngọ; tháng Tám chỉ dụng Đinh Kỷ Tân Quý Mùi cho tiểu sự; tháng Chín bỏ Khai ngày Canh Thân; tháng 10 chỉ cẩn thận ngày Kỷ Dậu Cửu Thổ Quỷ [chỉ an táng]; tháng 11 ngày Tuất chỉ Giáp Tuất là “cặp đôi hoàn hảo”, các “chó” khác chỉ nên dùng cho việc nhỏ, việc gấp; tháng Chạp chỉ dụng Ất Kỷ Đinh Hợi.
    - BẾ : Bế là đóng, là bít, là ngưng trệ, vùi lấp, là ngày thiên địa âm dương “kín cổng cao tường” vậy nên chỉ thích hợp những công việc mang tính chất của “Bế” của “đóng lại”, như đắp đập, ngăn nước, xây vá những chỗ sụt lở đê, đập, tường vách, an táng, lấp ao hồ giếng, dựng cửa, ráp cửa, gắn cửa       
     Không nên làm những việc mang tính “mở ra”, “xuất ra”, mới mẻ [khai trương, kết hôn, khởi công, khơi thông dòng chảy…].

    F- Trực, “hồi nẫm” còn dùng để đoán cho nhân mạng, để tính số đòn tay cho mái nhà.
    - Cách tìm Trực chủ:
    + Trực “ăn rơ” với Nạp âm Mạng. Cần nhớ câu này: “Trâu [Sửu] Vàng, Chó [Tuất] Lửa, Dê [Mùi] Gỗ, Rồng [Thìn] Đất Nước”. Trong đó, “vàng, lửa, gỗ, đất, nước” là ngũ hành Kim Hoả Mộc Thổ Thuỷ của Nạp âm Mạng; “trâu, chó, dê, rồng”  
là chỗ khởi KIẾN để “bu” đến Địa chi tuổi.
    Thí dụ như cần tìm Trực cho tuổi Đinh Mão 1987.
    Đinh Mão 1987, Nạp âm Mạng Lô trung Hoả, Lửa lò Bát quái. Dùng “chó lửa”, khởi KIẾN ở Tuất, Trừ ở Hợi, Mãn ở Tý, Bình ở Sửu, Định ở Dần, CHẤP ở Mão. Vậy người Đinh Mão mang Trực Chấp hoả.

    - Bản Nhân mạng:
Kiến
Trừ
Mãn
Bình
Định
Chấp
Phá
Nguy
Thành
Thu
Khai
Bế
Thuộc Thổ
Thổ
Khô
khan,
gian
 nan,
tự lập.

Thuỷ.
Thật
thà,
khó
nhờ
Thân
tộc. Nữ
khó
nuôi
con.
Ít bạn.

Thổ.
Khôn
ngoan,
thông
minh,
con dễ
nuôi,
bạn tốt,
nhiều
phúc.
Thuỷ.
Thông
minh,
kínđáo
khéo
ngoại
giao.
Được
vinh
hiển,
được
người
trọng.
Mộc.
Nết na
Được
lộc từ
giatộc
Thanh
liêm,
nhântừ
ônhoà.
Hôn
nhân
tựchọn
Hoả.
Tính
nóng
nghiêm
nghị
nhưng
rộng
rãi.
Nữ
khó
tánh
hơn
nam.
Hoả.
Lao
đao, lo
âu,tha
phương
lớn
tuổi
mới
yên.
Thuỷ.
Nhiều
lo nghĩ
xuôi
ngược
tảo tần
Nữ tốt
hơn
nam.
Có cơ
mưu.
Kim.
Yên vui
annhàn
giàu có
lịchthiệp
Nữ thì
vui buồn
thất
thường.
Thuỷ.
Long
đong
vất vả
ngược
xuôi.
Có tiền
song
nhọc
trí,
thức
nhiều
ngủ ít.
Kim.
Số
phiêu
lưu.
Nam
vui vẻ
thanh
nhàn.
Nữ
thường
khắc
phu.
Kim.
Thông
minh,
lợi
thi cử.
danh
phận.

  - Số đòn tay được tính cho một mái nhà, có hiệp Trực. Xưa lấy đòn dông [không phải đòn xóc] làm trạch chủ, đòn tay là vợ con,gia sản…
    Chọn số đòn tay theo lý Tương sinh của Ngũ hành chứ không phải chỉ lựa Trực Hoàng.
Trực
Chủ
Kiến
Trừ
Mãn
Bình
Định
Chấp
Phá
Nguy
Thành
Thu
Khai
Bế
Kiến
12

14


5
6

8

10
11
Trừ

12

14
3


6
7
8
9
10
Mãn
10

12


3
4

6

8
9
Bình

10

12
13


4
5
6
7
8
Định

9

11
12
13
14
3

5


Chấp
7

9

11
12
13





Phá
6

8

10
11
12





Nguy

6

8
9


12
13
14
3
4
Thành
4
5
6
7



11
12
13
14
3
Thu

4

6
7


10
11
12
13
14
Khai
14
3
4
5



9
10
11
12
13
Bế
13
14
3
4



8
9
10
11
12
+ Chọn số 6, 8, 10, 11, 12 cát. Nếu đóng nhiều hơn thì + 12.

G- Trong kỳ môn còn dùng 12 Chỉ Trực gia vào giờ để tìm Địa T Hộ như sau [Phần này Lão Lười “chôm” được trên Internet, không rõ tác giả]:
    Địa t hộ dùng 12 Trực theo Nguyệt Kiến mà bày trên 12 Địa chi địa bàn, như tháng giêng là Kiến Dần, thì khởi Kiến Dần tại giờ dùng, sau đó thuận hành mà an các trực tiếp theo. 12 trực là Kiến, Trừ, Mãn, Bình, Định, Chấp, Phá, Nguy, Thành, Thu, Khai, Bế. Thí dụ như ta có tháng giêng Kiến Dần, giờ Ngọ, vậy ta khởi Dần và Kiến tại Ngọ, Trừ tại Mùi, Mãn tại Thân, Bình tại Dậu, Định tại Tuất, Chấp tại Hợi, Phá tại Tý, Nguy tại Sửu, Thành tại Dần, Khai tại Mão, và Bế tại Thìn.
   
Địa Tứ Hộ ở trực Trừ, Định, Nguy, và Khai, cho nên phương Thìn [Mão chứ], Tuất, Sửu, và Mùi là phương Địa Tứ Hộ vậy. Khi gặp nạn, lánh ở phương Địa Hộ thì tránh được nguy.

Đến đây là “chấm dứt chương trình của ban Tùng Lâm”. Chúc cô bác Năm Mới Sức khoẻ, Vui vẻ, Tươi trẻ, không bao giờ bị… ghẻ, vì gió Xuân mát mẻ.