Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

VÀI VẬT KHÍ PHONG THUỶ CÓ ÍCH

Vật khí phong thủy TĂNG CƯỜNG SỰ THÔNG TUỆ, DANH TIẾNG
1. Đĩa ngọc thất tinh bằng Thạch anh
Một trong những bí quyết cải biến Phong Thuỷ chính là kích hoạt cát khí của sao Bát Bạch trong phòng khách, văn phòng. Vượng khí của sao Bát Bạch trong vận 8 sẽ mang lại quan hệ gia đình thuận hoà, thăng tiến về công danh tài lộc và may mắn.
Ở bàn trà hoặc bàn làm việc rất cần có đĩa ngọc Thất tinh gồm 7 viên đá quý thạch anh trên đĩa tròn. Những viên đá tròn mang lại cát khí rất lớn, xua được tà khí, âm khí vốn là mầm mống phát sinh tai hoạ, bệnh tật. Đặt ở bàn khách, bàn trà giúp cho chủ nhân quan hệ rộng rãi, nhiều quý nhân giúp đỡ về công danh tài lộc, tránh kẻ tiểu nhân.

2. Gậy như ý
Vương trượng (gậy như ý) là vật đại diện cho quyền lực mà ngày xưa các vị quan lại vua chúa luôn sở hữu. Nó là vật khí rất quan trọng trong Phong Thủy chuyên dùng để củng cố địa vị và quyền lực, chống lại kẻ tiểu nhân. Tăng thêm công danh, uy quyền,sự tôn nghiêm cho người sở hữu.
Vương trượng được mạ vàng, kèm thêm những viên ngọc nên cát khí của nó rất lớn, không những hoá giải được hung khí của sao Ngũ Hoàng, Nhị Hắc vốn gây tai hoạ mà còn đem lại uy quyền và công danh tài lộc.
Thích hợp dùng cho người mệnh cao, giữ trọng trách lớn. Bày trên bàn làm việc, trong phòng khách, văn phòng.

3. Rùa đầu rồng [Long quy]
Rùa đầu rồng là con vật linh thiêng đứng trong bộ Tứ Linh là Long, Phượng, Hổ, Rùa. Con vật này rất có tác dụng trong việc giải trừ vận hạn trong các năm có vận 8, đặc biệt làm giảm thiểu đáng kể những điều không may mắn hoặc không thuận lợi về hướng nhà hoặc hướng công sở, bàn làm việc của bạn.
Bạn có thể đặt lên bàn làm việc hoặc vùng gần cửa chính để hoá giải hướng xấu. Bạn cũng có thể để phía sau lưng bạn tại nơi làm việc, nó sẽ trợ giúp bạn trong việc nhận được sự giúp đỡ của sếp cũng như sự thăng tiến trong công việc.
Rùa bằng đồng mang hành kim nên có tác dụng hoá giải rất mạnh tác hại của các sao Nhị Hắc, Ngũ Hoàng.
Đặt trong phòng khách, trên bàn làm việc hoặc sau lưng nơi ngồi làm việc.

Vật khí phong thủy TĂNG CƯỜNG ĐƯỜNG HỌC VẤN

1. Tháp Văn Xương
Chùa tháp là một biểu tượng linh thiêng có tác dụng bảo vệ và đem lại may mắn, thuận lợi trong học hành, thi cử bởi chùa tháp tượng trưng cho trí tuệ và Pháp lực vô biên của nhà Phật.
Tháp Văn Xương biểu tượng của trí tuệ rất lợi cho học sinh học hành đỗ đạt, tiến lên trong con đường công danh sự nghiệp. Ở vùng Bình Sơn, Nguyên Lãng, Trung Quốc thường xây loại tháp này, nên nghe nói các làng này thường sinh ra người tài giỏi đỗ đạt làm quan to.
Ngoài ra chùa tháp còn có khả năng ngăn ngừa hung khí, tà ma bởi và được sử dụng trong việc loại trừ ma quỉ. Nó cũng rất hữu dụng cho những ai sắp trải qua những kỳ thi cử quan trọng hoặc những người muốn tăng tiến về trí tuệ và công danh.
Trẻ em nên đặt tháp này ở đầu giường, người lớn đặt trên bệ, học giả nên đặt trên giá sách. Đặt hướng Đông Bắc hoặc Đông Nam.

2. Quả cầu Phong thuỷ
Trong vận 8, cát khí của sao Bát Bạch Thổ tinh phát ra mạnh nhất chi phối toàn bộ Tinh Bàn. Quả cầu thuỷ tinh mang cát khí của Thổ, lại được thiết kế trên bệ quay nên khí của nó càng phát ra mạnh mẽ. Vì thế quả cầu thuỷ tinh là vật khí có năng lượng vô cùng mạnh mẽ cho những ai theo đuổi việc học hành cũng như thúc đẩy bạn quan tâm, chú ý hơn đến việc học hành. Cầu thuỷ tinh mang lại sự thông tuệ, uyên bác, sáng suốt, chôi chảy và mở mang mối quan hệ, giao tiếp cho bạn. Tất cả các doanh nghiệp thành đạt, những người giàu có, học vấn cao, luật sư, chính trị gia, đều đặt cầu thuỷ tinh trên bàn làm việc.
Cầu thuỷ tinh cũng đem lại sự tôn trọng, tự tin, may mắn đến cho bạn. Cầu Phong Thủy không những đem lại sự thông minh, của cải, tài lộc mà còn có tác dụng chế ngự hung khí đem lại bệnh tật và thị phi đấu đá do hai sao Thất Xích và Cửu Tử gây ra trong năm nay. Đặc biệt với các nhà doanh nghiệp, cầu thuỷ tinh đảm bảo công việc kinh doanh trôi chảy, phát đạt, đó cũng là lý do tại sao rất nhiều logo của các công ty làm ăn phát đạt có hình quả cầu.

3. Lọ đựng bút lông
Bút lông là vật dụng không thể thiếu cho các sĩ tử đi thi, vì vậy người xưa cho rằng bày 3 cái bút lông trên bàn học hay bàn làm việc sẽ làm cho khả năng văn chương được phát triển, sự tuy duy được minh mẫn.

Vật khí phong thủy TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ, UY TÍN
1. Hổ
Hổ là con vật linh thiêng nằm trong bộ Tứ Linh là Long, Phượng, Quy, Hổ. Trong Phong Thuỷ thường dùng hai khái niệm là Tả Thanh Long, Hữu Bạch hổ để chỉ hai cục thế bên cạnh huyệt.
Hổ là con vật linh thiêng và đầy uy quyền thường được thờ phụng, chính vì thế nó là biểu tượng cho quyền lực, cho công danh học hành và sự tăng tiến trong kinh doanh. Cũng có thể bổ trợ cho bản mệnh người tuổi Dần.
Hổ mạ vàng mang tinh chất Kim mang cát khí rất lớn. Là vật khí của công danh, tài lộc và quyền lực. Mang nguyên khí Kim là cát khí đem lại sự may mắn về công danh, tài lộc, học hành thi cử. Cũng có thể dùng để trấn yểm khi nhà bị phạm vào cấm lỵ hoặc bị Sát tinh chiếu hướng.
Dùng hướng Chính Bắc, Tây Bắc, Tây để tăng cường cát khí cho các sao tốt ở các hướng này hoặc dùng trấn yếm khi bị Sát hướng.

2. Rồng
Rồng là biểu tượng của Hoàng đế, của người quân tử. Rồng có khả năng dùng hơi thở thổi ra nguyên khí trời đất, nguyên khí này chính là nền tảng của học thuật Phong Thuỷ. Hình dạng của núi sông, thung lũng, các khối nhà, đường xá đều có liên quan đến các bộ phận của Rồng như đầu, mình, thân, đuôi, móng vuốt và viên ngọc rồng từ đó ảnh hưởng đến vị trí Phong Thuỷ. Rồng có sức mạnh tạo ra tiết khí, mưa giông, ánh sáng từ mặt trời, gió biển và đất đai. Rồng biểu trưng cho năng luợng của đất trời, là vật siêu phàm của Phong Thuỷ.
Rồng bằng pha lê, đá quý mang viên ngọc rồng là biểu tượng của công danh, tài lộc và quyền lực. Mang nguyên khí Thổ, trong vận 8 là cát khí đem lại sự may mắn về công danh, tài lộc.
Bày ở các hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc trong phòng khách hoặc phòng làm việc.

3. Đôi Nghê
Đôi nghê bằng đồng là vật khí chuyên dùng trấn áp hung khí khi nhà bị phạm hướng xấu hoặc bị phạm các cấm kỵ Phong Thuỷ như góc nhọn chiếu vào cửa, âm khí thịnh hoặc các sát tinh chiếu hướng.
Trong Phong Thuỷ, tượng nghê thường dùng trấn giữ cửa nhà, hoá giải hung khí chiếu tới khi đối diện với của nhà khác, bị ngã ba, ngã tư, đường vòng, hoặc góc nhọn chiếu vào cửa nhà. Nghê cũng dùng để hoá giải hung khí các Sao Sát Khí chiếu mỗi năm.
Nghê thường được đặt đứng vững chắc trên bệ. Con đực thường ôm quả cầu ngọc chỉ ra sự quan trọng của liên kết làm ăn trên pham vi không gian, toàn cầu và bảo vệ bạn bất kỳ đâu trên trái đất. Trong khi con cái ôm một đứa con nhỏ, nói lên sự bảo vệ hôn nhân và bền vững của gia đình.
Con đực đặt bên trái (Từ hướng nhìn ra từ bên trong nhà bạn) và con cái bên phải (Từ hướng nhìn ra từ bên trong nhà bạn). Có thể bày trên bàn làm việc, bàn học hoặc bàn trà.


Vật khí TĂNG CƯỜNG đường CON CÁI (TỬ TỨC)
1. Tranh Kỳ Lân tặng con
Tương truyền, Khổng Tử là báu vật do Kỳ Lân ban tặng. Sau khi thân mẫu của Khổng tử nằm mơ thấy Kỳ Lân tới tặng con, thì một thời gian sau đã sinh nở được Khổng Tử.
Vì vậy, sau này để cầu con dân gian thường sử dụng bức tranh hay pho tượng Kỳ Lân để mong cầu.
Nên kết hợp với Bát trạch để bày tại phương vị con cái trong Bát Trạch Đồ.

2. Ngọc sơn
Núi quản nhân đinh, sông quản tài lộc
Đó chính là quan niệm trong Phong thuỷ. Vì vậy, đặt đúng núi vào phương vị cần thíêt để tăng cường nhân đinh cho những gia đình hiếm muộn con cái.
Ngoài ra, Ngọc Sơn (núi bằng đá quý) còn có tác dụng làm “toạ sơn” cho nhưng nơi có địa thế suy yếu phía sau lưng. Bạn có thể bày Ngọc Sơn phía sau lưng để mong cầu nhận được sự hỗ trợ của cấp trên và bạn bè đồng nghiệp.

3. Tranh giàn bầu
Trong dân gian, hình tượng một gia đình đông con nhiều cháu thường được ví với “bầu bí đầy đàn”. Vì vậy, hình ảnh giàn bầu sum suê cũng tượng trưng cho sự đông đúc, đầy đủ con cháu.

Vật khí phong thủy TĂNG CƯỜNG TÀI LỘC, KINH DOANH
1. Tỳ hưu


Theo truyền thuyết thì nó là 1 loài thú có sừng, có bờm uốn cong rất dài nên còn có tên gọi là "hươu trời" hai cái sừng của nó có tác dụng "trừ tà, về sau nó có xu hướng phát triển thành con thú một sừng. Người ta nói rằng Tỳ hưu có tác dụng hút tài lộc bốn phương về cho gia chủ.
Đặt trên bàn làm việc, quầy thu ngân, ban thờ thần tài hoặc ở huyệt tài lộc trong nhà và phải hướng đầu ra cửa chính hoặc cửa sổ.

2. Thiềm thừ
Tương truyền Thần Tài là một cô gái giúp việc, khi chết hoá thân thành Thần Tài mang lại rất nhiều lợi lộc cho gia chủ. Chính vì thế Thần Tài thường được thờ những nơi góc nhà hoặc xó xỉnh. Vì thế Cóc được coi là biểu tượng của Thần tài.
Dùng ông cóc trên bàn thờ thần tài hoặc trong các góc của phòng khách, văn phòng làm việc, cửa hàng kinh doanh buôn bán hoặc nhà kho. Cóc vàng sẽ ổn định ngân quỹ, gia tăng tài lộc, thịnh vượng phát đạt cho chủ nhân.
Dùng trong phòng khách hoặc văn phòng, nhà kho, cửa hàng buôn bán. Cũng có thể bày trên két sắt hoặc tủ ngân quỹ để vượng tài.

3. Cây nho Đá quý
Cây nho kết quả tượng trưng cho sự thu hoạch, sự kết quả hoặc sự đầu tư mang lại lợi lộc lớn. Cây nho trong kinh doanh sẽ đem lại cát khí lớn lao cho ngôi nhà, văn phòng hoặc cửa hàng kinh doanh. Nó mang lại sự đầu tư sáng suốt và thu được nhiều tài lộc.

Trong vận 8, những trái nho bằng đá sẽ mang lại cát khí cho ngôi nhà hoặc căn phòng. Cũng có thể dùng để kích hoạt khí của Sơn tinh trong ngôi nhà để đem lại quan hệ gia đình thuận hoà, êm ấm, con cái hiếu thuận, thành đạt.Quả nho được làm bằng đá quý mang tinh chất thổ nên trong vận 8 cát khí của nó rất lớn, có tác dụng rất hiệu quả trong Phong Thuỷ, tăng cường Thổ Khí đem lại tài lộc.
Dùng trong phòng khách hoặc văn phòng, trong các cửa hàng kinh doanh buôn bán, trưng bày và giới thiệu sản phẩm. Dùng để bày ở góc phía Đông Bắc, Chính Tây hoặc giữa phòng.

Vật khí phong thủy dành cho ĐƯỜNG TÌNH DUYÊN, HÔN NHÂN
1. Vòng tay Mẫu đơn
Hoa Mẫu Đơn được mệnh danh là bà chúa của các loài hoa. Loài hoa này thể hiện vẻ đẹp sang trọng, quý phái, sức hấp dẫn nồng nàn, cảm xúc của sức trẻ toát ra mạnh mẽ. Tinh hoa nó toát ra đem lại vẻ đẹp, sức quyến rũ và may mắn trong tình yêu.

Phụ nữ đem theo vòng này trên người sẽ tăng cường hỷ khí, làm cho người mang nó tăng sức hấp dẫn, sự tự tin, vẻ duyên dáng đáng yêu pha chút hóm hỉnh và đầy cá tính. Nếu bạn chưa có người yêu thì tương lai sẽ có nhiều người chờ đón bạn. Nếu bạn đã có gia đình thì có thể coi đây là một trong những nhân tố giữ gìn hạnh phúc. Đeo vòng trên cánh tay phải.

2. Rồng Phượng chầu
Rồng và Phượng vốn là biểu tượng rất cao qúy nằm trong bộ Tứ Linh. Rồng tiêu biểu cho cha, người chồng, người quân tử, Hoàng đế. Phượng là biểu tượng của người phu nhân, người vợ, Hoàng hậu. Sự kết hợp của Rồng và Phượng là biểu tượng tuyệt vời của hạnh phúc lứa đôi, sự may mắn thịnh vượng về công danh, tài lộc và địa vị xã hội. Dùng đôi Rồng Phượng bày trong phòng ngủ để đem đến một cuộc sống gia đình hoà thuận êm ấm, con cái tốt lành. Ngoài ra bày trong phòng khách, phòng làm việc sẽ có tác dụng chống lại hung khí, đem đến sự vượng phát tài lộc và công danh. Nên bày phòng khách, phòng ngủ, bàn trang điểm

3. Trái tim Pha lê
Trái tim là biểu tượng của tình yêu, sức quyến rũ của phái nữ, biểu tượng của hôn nhân và đời sống gia đình hạnh phúc. Trái tim màu hồng được làm bằng pha lê mang tinh chất Thổ nên có tác dụng đem lại tình yêu, sự may mắn. Nếu bạn chưa có gia đình thì sẽ sớm tìm được người tâm đầu ý hợp. Nếu đã có gia đình thì bạn sẽ thêm hạnh phúc, sự chung thuỷ. Bày trong phòng ngủ, bàn trang điểm, mang trên người.
Phongthuy.com.vn

Vật khí tăng cường cho SỰ NGHIỆP

1. Ngựa
Ngựa là con vật rất trung thành, không những thế ngựa còn là hình ảnh của sự kiên nhẫn, sự bền bỉ, lâu dài, sự may mắn mang lại tài lộc. Ngựa phi nước đại trên còn được gọi là “Lộc Mã”, nó đem lại nguồn tài lộc, sự phát đạt trong kinh doanh, sự nhanh nhạy và tăng tiến tiền tài, khiến những công việc dự định sẽ nhanh chóng hoàn thành hơn dự kiến và đạt kết quả cao hơn mong muốn. Trong đầu tư kinh doanh thì nó mang lại lợi lộc lớn cho chủ nhân. Đây là một vật khí không thể thiếu cho những doanh nhân thường xuyên đi xa. Nên đặt ở hướng Tây, Tây Bắc hoặc hướng Đông Bắc để tăng cường cát khí cho các sao tốt ở các hướng này để vượng tài. Bày trên bàn làm việc, bàn học hoặc bàn trà.

2. Càn Phi Thiên
Quẻ Càn trong Kinh Dịch tượng cho Trời và mang ý nghĩa Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh. Nguyên là cả, Hanh là thông, Lợi là nên, Trinh là chính đáng.
Tượng quẻ có ý nghĩa mọi việc đều thuận lợi, hanh thông và có kết quả tốt đẹp. Nhưng lời thoán từ cũng khuyên răn người dùng Càn Phi Thiên nên làm những việc công minh chính đại mới có kết quả tốt đẹp lâu dài.
Có thể mang theo bên người, đặt trong ngăn kéo bàn làm việc hoặc treo đằng sau lưng ghế ngồi làm việc.

3. Chép vượt Vũ môn
Cá chép là biểu tượng cho sự kiên trì, bền chí. Trong truyền thuyết thường có câu chuyện cá chép hoá rồng, vì thế cá chép được coi như rồng - một con vật linh thiêng cao quý.
Cá chép đồng là biểu tượng của sự tăng tiến công danh và nổi tiếng, đem lại kinh doanh may mắn, tiền bạc hanh thông phát đạt mà còn là vật khí hoá giải sát khí, bệnh tật và tai hoạ do tác dụng của sao Nhị hắc và Ngũ Hoàng hành Thổ. Để trong nhà mang lại sự may mắn, thịnh vượng. Để ở bàn làm việc mang lại thành công sự nghiệp, thăng quan tiến chức. Học sinh, sinh viên để ở bàn học tốt cho thi cử, học hành.

Hai cá chép cũng là hình tượng Âm Dương giao hoà, mọi sự hanh thông. Bày trên bàn làm việc, trên bàn học, phòng đọc sách, cửa hàng kinh doanh.

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

VÀI KIÊNG KỴCỦA ÂM TRẠCH

1.Kiêng kỵ theo TÍCH HỢP ĐA VĂN HOÁ ĐÔNG TÂY CHO MỘT CHIẾN LƯỢC GIÁO DỤC TƯƠNG LAI (của Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương).
 Bát sát hoàng tuyền:
- Kiền Long, kỵ dòng thuỷ từ Ngọ đến.
- Đoài Long, kỵ dòng thuỷ từ Tị đến.
- Ly Long, kỵ dòng thuỷ từ Hợi đến.
- Chấn Long, kỵ dòng thuỷ từ Thân đến.
- Tốn Long, kỵ dòng thuỷ từ Dậu đến.
- Khảm Long, kỵ hai dòng thuỷ từ Thìn,Tuất đến.
- Cấn Long, kỵ dòng thuỷ từ Dần đến.
- Khôn Long, kỵ dòng thuỷ từ Mão đến.

Thời gian kỵ (năm,tháng,ngày,giờ):
Khi chọn giờ an táng, cất nhà, khởi ốc, an các vị Thần Hoàng,các hình tượng tín ngưỡng…thì có những kiêng kỵ thời gian.
- Kiền Sơn kỵ thời gian(năm, tháng, ngày, giờ) Nhâm Ngọ.
- Đoài Sơn kỵ thời gian Đinh Tị.
- Ly Sơn kỵ thời gian Kỷ Hợi.
- Chấn Sơn kỵ thời gian Canh Thân.
- Tốn Sơn kỵ thời gianTân Dậu.
- Khảm Sơn kỵ thời gian Mậu Thìn,Mậu Tuất.

- Cấn Sơn kỵ thời gian Bính Dần.
- Khôn Sơn kỵ thời gian Ất Mão.

Kiếp sát:
- Các Sơn Tốn, Mùi, Thân có Kiếp sát tại Quý.
- Tuất Sơn Kiếp sát tại Sửu.
- Canh Sơn Kiếp sát tại Ngọ.
- Chấn,Cấn Sơn Kiếp sát tại Đinh.
- Giáp Sơn Kiếp sát tại Bính.
- Nhâm Sơn Kiếp sát tại Thân.
- Kiền Sơn Kiếp sát tại Mão.
- Bính Sơn Kiếp sát tại Tân.
- Tý Sơn Kiếp sát tại Tị.
- Tị, Ngọ Sơn Kiếp sát tại Dậu.
- Đinh, Dậu Sơn Kiếp sát tại Dần.
- Khôn, Hợi Sơn Kiếp sát tại Ất.
- Thìn, Dần Sơn Kiếp sát tại Mùi.
- Ất Sơn Kiếp sát tại Thân.
- Sửu Sơn Kiếp sát Thìn.

Kiếp sát có nghĩa là nếu toạ Sơn (tức phương gối đầu) là Sửu thì kiêng kỵ ở phương Thìn có sơn sa cao, nhưng nghiêng ngả, lệch vẹo, hoặc có nhiều đá gồ ghề, lởm chởm thì thế này là khá nguy hiểm. Nhưng nếu sơn sa đó lại ngay ngắn, tròn trịa, đẹp đẽ thì thế này không đáng sợ.
2.Kiêng kỵ theo ĐỊA LÝ ĐẠI TOÀN TẬP YẾU
Đằng sau đền miếu không an phần mộ, nếu không sau một thời gian dài con cháu sẽ ít dần.
Thập bất tương:
Một, đá xấu xí.
Hai, thuỷ chảy gấp như tranh giành.
Ba, chaỷ đến chỗ tận cùng.
Bốn đầu Long đơn độc.
Năm, Thần trước Phật sau.
Sáu, mộ trạch bỏ phế.
Bảy, núi đồi tán loạn.
Tám, sơn thuỷ bi sầu.
Chín chỗ ngồi lún sụt.
Mười, đầu Long và Hổ nhọn hoắt.

Tứ bất hạ:Bốn điều không nên hạ huyệt.
Một, nơi đỉnh đồi đỉnh núi.
Hai, nơi Long,Hổ giương mày.
Ba, chỗ trước sau có Quỷ kiếp.
Bốn, chỗ có tám phía gió thổi (bát phong xuy huyệt).

Thập hung. Mười điều hung:
Một gọi là Thiên bại, là nơi từng bị nạn hồng thuỷ tràn qua, Long thần bất an, nếu kết huyệt thi con cháu ly tán,bơ vơ.
Hai gọi là Thiên sát, là nơi từng bị sét đánh, Long thần kinh hãi sẽ khiến con cháu nghèo khó .
Ba gọi là Thiên cùng, lạc huyệt cô đơn mà Huyền vũ lè lưỡi, thuộc nơi đầu nguồn đuôi thuỷ, sẽ khiến con cháu cô đơn.
Bốn gọi Thiên khuynh, là nơi Minh đường nghiêng trôi, thuỷ không quy tụ, Long thần không trú, sẽ khiến gia chủ mất người, mất của.
Năm gọi là Thiên vệ, là nơi tám phía gió thổi tới , Long thần không trú,sẽ khiến con cháu du thủ du thực, lười nhác.
Sáu gọi là Thiên thấp, là nơi Minh đường hôi hám, nhầy nhụa, Long thần không tốt, sẽ gây bệnh tật triền miên.
Bảy gọi là Thiên ngục,là nơi bên dưới có hang hố,không thấy ánh sáng,Long thần ám muội, sẽ khiến người ngu muội.
Tám gọi là Thiên cẩu, là nơi ngoài khuỷu sơn, không có Long thần, hai bên Tả Hữu huyệt vị không có sơn phong hộ vệ, gió thổi thuỷ cuốn, sẽ khiến con cháu gian nghịch, bất hiếu.
Chín gọi là Thiên ma, là nơi đất đá chênh vênh không chắc, Long thần nông cạn, khiến người nông cạn.
Mười gọi là Thiên cô, là nơi da, lông khô nẻ, không tươi nhuận, khiến người thất bại.
Còn có thuyết nói rằng: Lạc táng ở mộ cổ hoang phế đời con bị câm điếc. Lạc táng ở sau đền miếu, con cháu sẽ bị kiện tụng. Lạc táng ở nơi Sơn tiêu mộc khách, sẽ khiến con cháu tà dâm.
Nếu táng ở thùng đấu (nơi người ta lấy đất đóng gạch ngói) thì con cháu bị tật, sẹo. Nếu lạc táng bên đường không rõ ràng, nếu là hung phương thì người bị nạn về thừng chão, nếu tại cát phương cũng cát lợi.
3.Kiêng kỵ theo DƯƠNG TRẠCH ĐẠI TOÀN.
Gần nhà có mộ cũ còn khả dĩ, nếu lại thêm mộ mới, thì sẽ tổn hại đến nhân đinh.nói chung mộ phần không đặt ngay đằng trước nhà, vì trong vòng 30 mươi năm, số nhân khẩu sẽ chết quá nửa.
4.Kiêng kỵ theo ĐỊA ĐẠO DIỄN CA của Cụ TẢ AO.
Huyệt hung Minh Đường bất khai
Sơn tà thuỷ sạ hướng ngoài tà thiên
Táng xuống kinh sảng bất yên
Con cháu thường thường phát bệnh ốm đau.

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

Bát môn sở chủ.




Bát môn sở chủ.

  • Thiết lập môn ứng.

THÁNG TƯ
TỐN (ĐỖ)
THÁNG NĂM,THÁNG SÁU
LY (CẢNH)
THÁNG BẢY
KHÔN (TỬ)
THÁNG HAI,THÁNG BA
CHẤN (THƯƠNG)

THÁNG TÁM,THÁNG CHÍN
ĐOÀI (KINH)
THÁNG GIÊNG
CẤN (SINH)
THÁNG MƯỜI MỘT,THÁNG CHẠP
KHẢM (HƯU)
THÁNG MƯỜI
CÀN (KHAI)
Ví dụ: 8g30 sáng 8 tháng Ba (lịch can chi).
Tháng dự báo: Tháng Ba,cửa Thương (Chấn).Từ đây khởi là ngày 1,vậy ngày dự báo (ngày 8) là cửa Sinh (Cấn).8g30 là giờ Thìn,từ cửa Sinh khởi giờ Tý,giờ Thìn sẽ dừng ở cửa Tử (Khôn).Mọi dự báo diễn ra ở cửa Tử (Khôn).
1. Quẻ Khảm - Hưu Môn:
Khảm theo dịch học ở vào cung Tý là cung Huyền Đô có một dương mới bắt đầu sinh ra ở trong lòng khí âm.Về màu sắc: màu huyền,tím đỏ,màu này xưa cho rằng là nơi vua ở,ngày nay là nơi ở của các bậc quyền quý,vị thế cao sang.Quản về màu sắc là Nhất Bạch (một trắng).Khảm thuộc Thủy,hướng chính Bắc.Nếu Hỏa gặp Khảm thì bị diệt,Thổ gặp Khảm khắc nhuần,Kim gặp Khảm thành lạnh.Khảm quản sự nghiệp.Chuột ra khỏi hang phùng Sửu Thổ.
Việc nên: Tu tạo thì tốt.Trị bệnh,hành quân,tham quan,mưu vọng,viễn hành,hội kiến,gặp gỡ,đều hanh thông.Các việc đi nhận chức,công tác,hôn nhân,rời đồ đạc,kinh doanh,đều tốt.
Không nên: Làm các việc có tính bạo lực,gây khó dễ.
Nếu ngày dự báo là ngày dương,ra ngoài sẽ gặp đàn ông quí,ngày âm gặp phụ nữ quí.Nếu ngày dự báo có hành vượng thì gặp người quí,còn hưu tù thì giao tiếp với người bần tiện,không tự nhiên hoặc có xích mích với nhau.Nếu bàn về hôn nhân thì lúc đầu sum họp,sau phân ly.Cầu tài khó khăn.Chuyện đương tiến hành không đi đến đâu cả.Người đi xa chưa về.Của mất không thấy.Đi thăm hỏi không gặp.
Hưu Môn Kiến Quý Tối Vi Lương.
2. Quẻ Khôn - Tử Môn:
Khôn theo dịch học ở vào cung Thân tức là cung củ tháng Bảy,vào tiết lập Thu,khí hậu dần dần mát mẻ,mọi khí âm hợp lại,đầy đặn,dễ mang cái đức,cái phúc dầy.Vạn vật chết ở Khôn.Khôn hành Thổ nên cửa Tử cũng hành Thổ.Nếu Kim gặp Tử Môn thì được sinh.Thủy gặp Khôn thì im lìm trong trẻo.Mộc gặp Khôn thì tàng ẩn.Hỏa gặp Khôn thì mất ánh sáng.Cửa Tử hướng Tây Nam,chủ màu sắc là Nhị Hắc (hai đen).
Đi xa thì dễ bệnh tật,nên quyết đoán.Cửa này báo hiệu hình ngục,điếu tang,ly tán.Ngày có hung tin mạnh sẽ gặp kẻ bị nạn hoặc chứng kiến cảnh khóc than.Những việc quan tụng không nên tiến hành vào ngày có Tử Môn này.Chiêm nghiệm hôn nhân: Nửa đường phân ly,kinh doanh thua thiệt.Công việc tiến hành sẽ gian nan.Người đi xa chưa muốn về.Của mất không tìm được.Ý chung nhân chưa muốn tiến tới hôn nhân.Bệnh tật khó qua.Đi thăm người,người nan nguy,Xung đột hai bên đều thiệt.Cửa Khôn quản hôn nhân.
Táng Hiệp Tu Chi Tử Lộ Cường.
3. Quẻ Chấn - Thương Môn:
Chấn ở cung Lan Thai là cung Mão,là lúc vầng Thái Dương vừa mọc,là sự phát tiết lôi đình,là mùa xuân đại hòa,Tỏa cát khi dương.Chấn thuộc Mộc,tượng cây cối,ở mùa xuân thì cây cối rậm rạp.
Nếu Kim gặp Chấn thì bị thương.Thủy gặp Chấn lại được nhuần.Hỏa gặp Chấn thì bị thiêu.Thủy gặp Chấn thì được bồi (Mộc khắc Thổ thì Mộc được nuôi lớn).Chấn ở hướng chính Đông,màu là ba xanh (Tam Bích) quản cửa Thương.
Những việc không nên: Hạch sách,trách mắng,kiểm soát giá cả,tiền bạc.Bởi cửa Chấn chủ rộng rãi,thoải mái.
Việc nên: Xuất hành,khởi sự,ra đi bầy đoàn,công việc sông biển,ra khơi đánh cá,chài lưới rất tốt (nếu ra cửa thấy ánh sáng lửa hay thấy người chặt cây,bổ củi,thì không nên khởi sự,rất hung).Nên bình tĩnh,an định chờ thời cơ,vì ngày chỉ mới bắt đầu,đừng quá nóng vội,vì không thể thắng gấp,cấp kỳ.Hôn nhân ban đầu trục trặc,sau hòa hợp.Kinh doanh hay gặp khẩu thiệt.nhưng có lợi lộc (nhỏ).Gặp các ngày Mộc (Hợi,Mão,Mùi) công việc rất thuận lợi.Người đi xa hiện đang khó khăn nhiều bề.Của mất không tìm thấy.Người mình muốn kết duyên đã nhiều lần se duyên.Bệnh ốm khó khỏi.Xung đột giao tranh luỵ đến bản thân.Cửa Chấn quản gia đình,con trai trưởng,nhang khói cúng tế.
Sách Hội Tự Phòng Thương Thượng Khởi.
4. Quẻ Tốn - Đỗ Môn:
Quẻ Tốn có tượng Đông Nam Phong (gió mùa Hạ),là thời xuân hạ giao tiếp nhau.Tốn thuộc Mộc,cửa Đỗ.Tốn gặp Kim thì bị phạt,bị huỷ.Tốn gặp Thủy thì phải Mộ (vì nước che kín cây cối,là âm mộc).Tốn gặp Hỏa thì bị thiêu.Tốn gặp Thổ thiìthành kho (cây trồng lên đất thành kho chứa).Tốn gặp Mộc thì thành rừng.Là nơi vạn vật múa hát reo hò,là hướng Đông Nam,màu Tứ Lục (4 xanh),có Đỗ Môn làm chủ,quản Phú Qúi,tiền bạc.
Việc: Đỗ là bế tắc,ngăn lấp,không nên đi trưừgian,làm điều hung bạo.Thiên Di dễ gặp điều ức bách,gặp người hung tàn.Nếu đi chốn tránh có thần phù trợ.Không nên chặn tắc nguồn nước.Đây là cửa Phú Qúi,nhất thiết không nên dụng để thoát khí và nước.Ra cửa gặp người nam hay nữ đều hiểu rõ đạo lý.
Hôn nhân khó thành.Kinh doanh có lợi,nhưng phải mất của.Việc đang dự tính dễ mắc sai lầm,có khó khăn.Người đi xa gặp phải gian nan.Của mất không rõ ràng.Người định kết duyên là người trinh trắng.Bệnh nặng sẽ khỏi.Tránh xa các việc xô sát,ẩu đả.
Đỗ Môn Vô Sự Diệu Đào Tàng.
6. Quẻ Càn - Khai Môn:
Càn tượng trời,quẻ thuần dương,dương cực,âm tiêu.Mọi cái thành tựu nhưng cũng là thời bế tắc.Càn thuộc Kim.Mộc gặp Càn thì gãy.Thủy gặp Càn thì trong.Hỏa gặp Càn thì bế tắc.Kim gặp Càn thì cứng.Thủy gặp Càn thì được nhuần.
Là hướng Tây Bắc,màu Lục Bạch (6 trắng),có Khai Môn làm chủ,cửa Quí Nhân Phù Trợ.
Chinh chiến ở Càn,khởi sự ở Càn nên: Việc đi xa,chinh phạt,đón rước,giao dịch,ăn uống,nhậm chức,mưu vọng,ứng xử,giá thú,di chuyển đồ đạc,tiến hành kinh doanh,xây cất...đều lành.Ra đường thường gặp bạn bè chè chán hoặc Quí Nhân.
Hôn nhân thuận lợi,phát vinh hoa.Kinh doanh tấn tài,tấn lộc.Việc đang dự định nên thúc đẩy (tác nhân).Người đi xa đã về gần nhà.Bệnh nặng sẽ khỏi.Đi thăm người được toại nguyện.
Chinh Chiến Viễn Hành Khai Môn Cát.
7. Quẻ Đoài - Kinh Môn:
Đoài ở giữa cung Dậu,chình hướng Tây.Tính đẹp lòng để Kim nguyên vẹn,nghiêm trọng buộc muôn cây cối phải bị tiêu diệt.
Đoài thuộc Kim,Kim gặp Đoài sáng ra và thành tiếng.Mộc gặp Đoài thì khắc chết.Thủy gặp Đoài thì bền bỉ.Hỏa gặp Đoài thì không tồn tại,ắt vong.Thổ gặp Đoài thì được bồi thêm.
Sắc màu Đoài là Thất Xích (7 đỏ),Kinh Môn làm chủ,quản về Tử Tức,chủ con gài út,phế,miệng.
Việc: Nên mở sự bế tắc,làm các việc công ích,nắm chắc phần thắng trong tay.Sự tốt có khi bị nguy,sự xấu có khi được bao che.Ra đi một cách hùng mạnh thì đạt.Ra đi cửa Kinh phải đề phòng tai nạn ở chân.Lụy tình vì thị phi miện lưỡi,ăn uống.(Cửa Kinh,Kim toàn phần,rất nguy hại cho Chấn - Mộc,con trai trưởng,gan,chân).
Hôn nhân: đề phòng sự cô độc,cuộc tàn.Kinh doanh đứng đắn,có lợi.Việc dự định tiến hành có khó khăn,dù mình ngay chính.Người đi xa tin tức chưa rõ.Của mất tìm ở phương Tây.Bệnh trọng nguy nan.Nên tránh xa sự xung đột.
Tróc Tặc Kinh Môn Vô Bất Hạnh.
8. Quẻ Cấn - Sinh Môn:
Cấn tượng núi,là cái sinh thành của Âm Dương bồi vận.Theo Thiên Đạo thì rất thông.Cấn thuộc Thổ (nhỏ).
Kim gặp Cấn thì sáng.Mộc gặp Cấn thì mờ.Thuỷ gặp Cấn thì chính đáng.Hỏa gặp Cấn thì ôn hòa.Thổ gặp Cấn thì tinh nhanh.
Cấn là hướng Đông Bắc,màu Bát Bạch (8 trắng),Sinh Môn làm chủ.
Việc: Chinh thảo,mưu vọng,nhập quan,tiếp kiến quí nhân,hôn nhân giá thú thì tốt (Cấn là nơi mọi việc hoàn thành bước vào vòng sinh mới).Phàm mưu sự thì thành tựu,yết kiến quí nhân thời được thân.
Không nên xâm phạm những cái không thuộc phạm vi phận sự hoặc sở hữu của mình.
Ra đi cửa Sinh gặp được nghề khéo,công việc hanh thông,trí tuệ cát vượng.Quẻ Cấn Sinh Môn,quản Trí Thức.
Hôn nhân: Như ý,tăng phú quí,tài lộc.Kinh doanh dù khó khăn nhưng sau thành đạt.Việc dự kiến tiến hành diễn biến khá tốt.Người đi xa vô sự,sẽ bình an trở về.Của mất không phải ở nhà.Bệnh dù nặng cũng khỏi.Tranh đấu thắng lợi.
Dục Cầu Tài Lợi Vãng Sinh Phương.
9. Quẻ Ly- Cảnh Môn:
Ly ở chính Nam,lửa cháy thì khí bốc.Ly thuộc Hỏa.
Kim gặp Ly thì tan.Mộc gặp Ly thì biến hóa.Hỏa gặp Ly thì hưng thịnh.Thôổgặp Ly thì táo,cứng.Thủy gặp Ly thì diệt.Màu sắc của Ly là Cửu Tử (9 đỏ tía).Cảnh Môn quản,chủ danh tiếng (Ảnh của sự nghiệp,thế tương xung,nhưng không thể lìa xa).
Nên tuyển người,mưu lược đột phá trận vây.Đi xa cẩn thận vì có thể yểu vong giữa đường.Hôn nhân nửa chừng phân cách.Kinh doanh đi xa đại lợi.Có tin tức của người đi xa.Của mất tìm thấy,bệnh nặng qua.
Thận trọng hình ảnh ngọn lửa (danh tiếng,âm tửu hưởng thụ) nơi cửa Cảnh.Cái tốt đẹp như một đương nhiên,không cần thiết nhấn mạnh.Mà nên biết rằng nơi cửa Cảnh muốn phước lộc thọ bền lâu,nhất thiết phải Tư Lường

Tư Lương Ẩm Tửu Cảnh Môn Cao.

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

BÀI KỆ CÚNG DƯỜNG NƯỚC

BÀI KỆ CÚNG DƯỜNG NƯỚC
Biên soạn: HUYỀN THANH
Mỗi buổi sáng, rót nước vào chén cúng trên bàn thờ từ trái sang phải, rồi niệm
bài Kệ cúng nước là:
HŪṂ! Hỡi các Thánh Chúng trong Hải Hội của Đức Thế Tôn
Xin hãy thọ nhận nước Cam Lộ có đủ tám Công Đức
Lắng trong, trong mát, ngon ngọt, nhẹ nhàng
Thấm nhuận, an hòa, trừ đói khát, tăng trưởng căn lành
Do chúng con trong sạch kính dâng
Nguyện cho chúng con với tất cả hữu tình
Tịnh trừ được hết thảy các nghiệp chướng
Sớm viên mãn được các Phước Đức
Mau chóng thoát khỏi sự luân hồi
Thực chứng được sự an tịnh thù thắng.”
Sau đó, khi dâng cúng nước thì đọc Thần Chú này 3 lần, hoặc 21 lần:
OṂ_ SARVA TATHĀGATA SAPARIVĀRA ARGHAṂ PRATĪCCHA
PŪJA-MEGHA-SAMUDRA SPHARAṆA SAMAYA ĀḤ HŪṂ
Chiều tối thì đổ nước, rửa chén cúng rồi úp các chén theo thứ tự của bàn thờ.
Do Công Đức cúng dường nước Cam Lộ nên chúng ta có thể nhanh chóng dứt
trừ được các chướng nạn, tịnh hóa được Tâm Thức, viên mãn mọi căn lành, mau chóng
thực chứng được sự an lạc tối thượng.


Thứ Năm, 13 tháng 10, 2016

21 quan sát



21 QUAN SÁT
Hài nhi ra đời phạm một trong:
1-     Diêm vương quan sát: tháng 7, 8 ,9, 10, 12 giờ Tý, Ngọ, Dần, Mẹo thì khó nuôi. Trừ gặp ngày sanh có Thiên Đức, Nguyệt Đức thì được giải trừ.
2-     Thiên Điếu quan sát: năm Dần, Ngọ, Tuất nhằm giờ Thìn chủ về sự phiền não bất an, cặp mắt trâng trâng trố trố.
3-     Tứ quý quan sát: tháng 1, 2, 3 giờ Nhâm Thìn, cữ 1 năm không ra khỏi cửa.
4-     Hòa thượng quan sát: năm Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu  nhằm giờ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi,  cữ vô chùa và gặp gỡ tăng ni.
5-     Kim tỏa quan sát: tháng 1, 2 nhằm giờ Mẹo, Thân cữ mang đồ sắt thép vàng bạc trên người.
6-     Lạc tinh quan sát: giờ Mẹo, Tỵ, Ngọ, Thân, Tuất tránh những nơi giếng sâu hố thẳm, sông hồ…
7-     Thâm thủy quan sát: tháng 1, 2, 3 giờ Dần, Thân phòng bịnh nhất là đậu mùa, nạn sông nước.
8-     Ngủ quỷ quan sát: năm Nhâm Tý, Bính Tý, Canh Tý, Mậu Dần…không nên đi vào đình chùa, miếu mạo.
9-     Bách nhật quan sát: tháng 1 giờ Dần, Tỵ phải giữ ở trong nhà trong vòng 100 ngày đừng cho ra cửa vội.
10-Thang hỏa quan sát: năm Tý, Ngọ, Mẹo Dậu nhằm giờ Ngọ đề phòng bịnh ở bộ sinh dục và nước sôi lửa bỏng.
11-Dục bồn quan sát: tháng 1, 2, 3 giờ Thân thì ngoài lần tắm đầu tiên lúc lọt lòng phải cữ lâu lâu rồi hãy tắm nữa.
12-Tứ trụ quan sát:  năm Tỵ, Hợi nhằm tháng 1, 2 vào giờ Thìn, Tỵ không nên ngồi trên ghế cao hay lan can cao sợ té nguy hiềm.
13-Lôi công quan sát: giờ Dần, Thìn Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Hợi tránh  nghe tiếng chuông trống inh tai, sấm sét dữ dội và tiếng thét, la lối.
14-Đoản mạng quan sát: năm Tý, Thìn nhằm giờ Tỵ hài nhi thường bị giật mình hay khóc suốt đêm không dứt gọi là “Dạ đề”.
15-Đoạn kiều quan sát: tháng 1, 2 giờ Dần, Mẹo mổi khi qua cầu chớ soi bóng nhìn xuống nước hay cuối xuống vốc nước rửa tay.
16-Thiên nhật quan sát: năm Ngọ nhằm giờ Dần, Tỵ, Thân, Hợi phòng cho đến 3 tuổi sao cho khỏi bị nạn té từ trên cao xuống.
17-Tướng quân quan sát: năm Thìn Dậu Tuất nhằm giờ Mùi cử nhìn cung tên súng đạn trong vòng 3 năm, lớn lên phòng tên bay đạn lạc.
18-Dạ đề quan sát: giờ Tý, Ngọ, Sửu, Mùi, hài nhi thường gào khóc suốt đêm. Ngưòi Trung hoa có cách trừ như sau: (tróc nã dạ đề quỷ) lấy khúc than củi khá dài và phẳng, hòa bột chu sa làm son, lấy bút lông chấm bột ấy viết lên mảnh than ấy 3 chữ:”Bát hỏa trượng”. Đêm tối làm lễ khấn: “Bát hỏa trượng này của Ngũ lôi công trên trời xuống làm thần tướng, tróc nã dạ đề quỷ, đập cho chết quyết không tha! Cấp cấp như luật lịnh”. Rồi bí mật đem khúc than củi ấy đặt ở đầu giường đứa hài nhi (trai bên tả, gái bên hữu) Không cho nó giựt mình (vì vậy phép giải sẽ hết linh). Sáng hôm sau đem khúc củi ấy khỏi nhà vứt đi.
19-Thủy hỏa quan sát: tháng 1, 2, 3 nhằm giờ Mùi, Tuất . Nó sẽ bị kinh sởi, chốc lở nhiều hay lên đậu mùa, trái rạ, sởi… cũng coi chừng sẩy chân chết đuối hay bị lửa bắt vào người chết cháy.
20-Hạ Tỉnh quan sát: tháng 1, 2, 3 giờ Tý,  Dần, tránh nghe những tiếng búa bổ, mài dao, dao chặt, gương chém..
21-Cấp cước quan sát: tháng 1, 2, 3 giờ Tý, Hợi, tránh chạy nhảy vì hay giựt mình hoảng hốt, vấp té thành thương tật.


Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2016

ĐƯA “ĐÁ” VÀO NHÀ

ĐƯA “ĐÁ” VÀO NHÀ
Tuệ Nhẫn
Khoảng 30 năm gần đây, trong Phong Thủy xuất hiện “phong trào” “đưa đá vào nhà”. “Đá” đây, được gọi là “đá phong thủy”, nhằm để cải thiện “sức khỏe”, “thể trạng” của ngôi gia, nhằm thể hiện nguyện vọng và “bảo vệ tầng ô-zôn” cho chủ gia.
“Ứng dụng” đá phong thủy có liên quan đến phái Loan Đầu và Huyền Không trong Phong Thủy.
Trước đây, việc “đưa đá vào nhà” chỉ thường thấy đá ở hòn non bộ, giả sơn và cũng chỉ mới “đưa đá vào sân”. Còn “đá” mà “quý” thường được… “lủng lẳng” bên người dưới hình thức trang sức như ngọc bội [đeo bên hông], chuỗi tay, vòng cổ, hoặc chế tác thành linh tượng, linh vật, linh thú. Nghĩa là đã có sự “tiến một bước” về ứng dụng khi “đưa đá vào nhà”.
Bài viết này chưa bàn về non bộ, giả sơn mà chỉ bàn về “loại sau”-loại đang “thịnh hành” và được “săn đuổi” hiện thời.
1/- “Đá”, có nhiều loại “đá”
Song những loại được chủ gia ưu ái “an vị trong mát”, dù không phải thuộc loại “nắng không ưa, mưa cũng sợ”, thường gặp có chất liệu là đá núi lửa [thạch anh các loại chẳng hạn], thiên thạch, đá… mặt trăng, ngọc thạch [cẩm thạch, bạch ngọc, hồng ngọc, ngọc bích…], mã não, và cả đá… granite, sỏi… Trong đó, thạch anh được dùng nhiều nhất rồi đến các loại đá ngọc, granite… Thiên thạch thường chỉ “chộp” được ở dạng trang sức.
Đá trong nhà hiện được dùng ở cả hai dạng: dạng “xù xì”, thô ráp và dạng đã “biến hình”.
Dạng “xù xì” xuất hiện, phần nào là để tương thích với … cổ thụ [vì thường có khối lượng “khủng” và giá cũng khủng không kém], cho hợp với… trào lưu và để cho nghệ nhân điêu khắc đỡ… mệt, chứ thực ra, “đá mang vào nhà” thường không cần vĩ đại, dù là để dùng vào mục đích nào theo Phong Thủy.
Description: https://lh6.googleusercontent.com/_jZHjop4y51k/SgG8Ef8zSuI/AAAAAAAABEo/3682C87MmK8/s512/IMG_2076-cau-TA-hong.jpgThạch anh hồng hình cầu.
Description: http://i2.wp.com/www.vatgia.com/banner_user/sbg1261126027.jpg?w=604Một khối thạch anh tím.
2/- “Hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
Muốn mang đá vào nhà, tốt nhất là phải “đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”. Vì là “đá Phong Thủy”, chứ không phải là “đá trang trí”.
Một là, nên chọn đá đã chế tác, đã tạo dáng, tạo kiểu, tạo hình. Không nên chọn loại “trần truồng”, theo chủ nghĩa tự nhiên để tránh có lúc “ôm” nhằm loại có hình dáng bất lợi về mặt Phong Thủy. Dù đã chọn loại có “thông qua chế tác”, cũng nên tránh loại có “hình dung cổ quái” như “Chung Vô Diệm”. Vì không khéo sẽ có khi rước phải “hung thần ác sát” vào nhà [như Rumpeltskin bị giam giữ trong một tượng cổ, của một phim Hollywood vậy], lợi đâu không thấy, vừa tốn tiền mua đá, vừa bị “nó đá”.
Hai là, trước khi “tự móc túi” của mình để trả tiền mua, phải biết mình mua “nó” để làm gì, dùng vào việc gì? Khuếch tán một vùng khí? “Cấp cứu” một vùng khí? “Bảo vệ” cho bản thân? Cầu sức khỏe? Cầu tài lộc? Cầu hạnh phúc lứa đôi? Hóa giải “thần sát”?.... Đây là lĩnh vực không cần bao cấp mà “hễ cho là phải nhận”. Nếu được “tặng” đá, cũng nên “cảnh giác”. Bởi “hổng chắc” đá đó “bắn trúng mục tiêu” của mình. Mà đã “bắn trật” thì “đá trật”.
Ba là, hình dáng, màu sắc, chất liệu đá có liên quan đến “quyết định mua sắm” của mình. Vì vậy, nếu loại nào đáp ứng mục đích của mình “với giá rẻ hơn” thì “xài” loại đó. Thí dụ như để một người hay bị “mộc đè” thoát nạn đó, chỉ cần đeo một xâu chuỗi thạch anh trắng với giá 150.000đ, không cần phải dùng đến một khối thạch anh cả triệu bạc.
Bốn là, “chọn đá theo người, theo nhà”. Nói chính xác là phải “cá thể hóa” việc “chọn mặt gửi vàng” theo luật sinh khắc của ngũ hành từ “Bát quái Mệnh cung” của mỗi cá thể. Cái “Mệnh cung” này sẽ nói sau.
3/- “Hòn đá mà biết nói năng”
 Ý nghĩa, công năng của đá [kèm màu, kèm dáng]:
     - Thạch anh: Được dùng với nhiều công năng khác nhau, từ trừ tà, trấn trạch, cải thiện khí trường, thúc đẩy tài vận, tình duyên; giảm bớt bức xạ, tăng cường sức khỏe, giải trừ bệnh tật, lưu thông khí huyết, giảm căng thẳng mệt mỏi, an thần, xả stress…mà giả cả lại tương đối “mềm” nên được ưa chuộng nhất.
Trong đó, loại thạch anh màu vàng, thạch anh tóc vàng, hình tròn, hình cây “bảo bối” thường dùng khi mục đích liên quan đến “money”; loại hồng, tím, hình cây, hình trụ “dính líu” với tình duyên, đào hoa, hôn nhân, giường chiếu, duyên bán hàng, hóa giải cho nhà không hợp tuổi, giải uế khí, xung sát, cải thiện sức nhìn, tỉnh táo trí óc; thạch anh trắng cũng được dùng như các màu kia với sức “kém hơn” một chút [vì “rẻ” hơn mà]. Khi kết hợp với hình trụ, thạch anh còn có ý nghĩa về sự vững chãi trong tâm hay ngoài… đường. Biểu tượng công việc trụ vững, thăng tiến. Khắc phục tình trạng căng thẳng thần kinh và hậu quả của stress, trợ giúp cho sự no đủ về kinh tế. Giúp tăng cường ý chí, điều khiển cảm xúc và trí tưởng tượng. Khi có hình tháp, thạch anh hỗ trợ cho độ tuổi “hổng dám đâu, em còn phải học bài…”. Đặt trên bàn học, hiệu quả  không thua gì việc “me” la bàn kiếm được vị trí Văn Xương.
Ở dạng chuỗi, thạch anh vẫn có các giá trị như trên song gắn với ý nghĩa trợ Mệnh, bảo vệ bản thân là chính. Như đeo chuỗi thạch anh vàng cũng có ý nghĩa cầu tài, giống như lúc đặt “cây vàng” ở quầy thu ngân vậy.
     - Mã não thường thấy màu đỏ, hồng, vàng. Phần nhiều được dùng bằng ý nghĩa hình dáng, màu sắc phối hợp với Mệnh cung.
    - Ngọc các loại ít thấy dạng lớn, phần nhiều cách dùng cũng như mã não.
Description: qua-cau-phong-thuy-mau-xanhNgọc thạch hình tròn.
4/- Bát quái Mệnh cung
Nôm na là mỗi người có một cung. Tất cả người chỉ có Chín cung. Chín cung chỉ có Ngũ hành kim, thủy, mộc, hỏa, thổ.
Cách tính cung khá là đơn giản:  
- Dùng số năm sinh cộng lại rồi trừ cho 9. Thí dụ: Sinh năm 1976 (1). Cộng: 1, 9, 7, 6= 23. 23-9-9=5. Được số 5.
Thí dụ khác: Sinh năm 1971. Cộng: 1, 9, 7, 1=18. 18-9 -9=0. Được số 0.
(1) Phân cách của năm sinh ra phải dựa vào tiết Lập Xuân, không phải dựa vào Dương lịch. Vì vậy cần để ý, nhất là những người sinh vào khoảng tháng 1, 2 Dương lịch.
Được số rồi, xem bản dưới đây để biết Mệnh cung của mình:
Số
1
2
3
4
5
6
7
8
0
Cung
nam Khảm nữ Cấn
nam Ly nữ Càn
nam Cấn nữ Đoài
nam Đoài nữ Cấn
nam Càn nữ  Ly
nam Khôn nữ Khảm
nam Tốn nữ Khôn
nam Chấn nữ Chấn
nam Khôn nữ Tốn

* Tính chất ngũ hành, màu sắc, hình dáng các cung:
KHẢM: thuộc Thủy, màu đen, xám lông chuột, hình uốn lượn, nhấp nhô. Khảm gặp Càn, Đoài thì được sinh; gặp Khôn, Cấn thì bị khắc; gặp Khảm là “đồng bọn”, có thể trợ nhau, làm vượng lên [Mình, thêm mình= Hai mình. Lý này, ở các cung khác cũng vậy]; gặp Ly là gặp tài tinh.
LY: thuộc Hỏa, màu đỏ, hồng, cam, hình tam giác, góc nhọn. Ly gặp Chấn, Tốn là được sinh; gặp Khảm là bị khắc; gặp Càn, Đoài là gặp tài tinh.
CHẤN, TỐN: thuộc Mộc, màu xanh lá, màu lục, lam, cẩm thạch, hình thẳng, chữ nhật, hình L, hình dấu cộng, chữ Y. Chấn, Tốn thấy Khảm thì mừng vì được sinh sôi; thấy Càn, Đoài thì sợ vì bị khắc chế; thấy Khôn, Cấn thì biết đó là tài tinh.
CÀN, ĐOÀI: thuộc Kim, màu trắng, bạc, nhũ sang, hình tròn, vành khăn, vòng cung. Càn, Đoài được Khôn, Cấn sinh; bị Ly khắc; tài tinh là Chấn, Tốn.
KHÔN, CẤN: thuộc Thổ, màu vàng, vàng chanh, nghệ, hình vuông, chữ “công” , chữ “tỉnh” . Khôn, Cấn được Ly sinh, Chấn, Tốn khắc, khắc Khảm, nên Khảm là tài tinh.
Xuất phát từ suy luận tương sinh, tương khắc với mình mà chọn đá. Để chữa Suy thì tìm loại Sinh ra mình. Để chữa Vượng thì tìm loại mình sinh hoặc loại khắc mình. Cầu tài thì phần đông sẽ đi “săn” loại mình khắc được…
§  Thí dụ như người nam cung Khôn: đá màu Đỏ, Hồng, Tím để được Tương sinh (Hoả sinh Thổ): Ruby, Tourmaline, Granat, Spinel, Thạch anh hồng, Thạch anh tím, Mã não đỏ…

5/- Đi tìm đá Phong Thủy, không nên hát câu “Đá ơi, đá ơi, đá là tất cả…”. Bởi đá chỉ là… đá, chứ không hề “duy ngã độc tôn”. Trong Phong Thủy hiện đại, còn “lắm món ăn chơi”, mà món nào… “cũng thiệt dễ thương”. Điều quan trọng là biết cách dùng đá. Không nên biến nhà của mình thành… nhà đá thì có ngày… tá hỏa. Bởi, trong Phong Thủy, một căn nhà có quá nhiều đồ đạc bày bừa, chưa bao giờ được xem là một căn nhà có Phong Thủy tốt.





Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016

BÁT QUÁI DƯƠNG CƠ ỨNG DỤNG CHO VĂN PHÒNG CÔNG SỞ

BÁT QUÁI DƯƠNG CƠ ỨNG DỤNG CHO VĂN PHÒNG CÔNG SỞ

1- Càn dĩ Quân [vua] chi.
Càn chỉ sự lãnh đạo, chỉ huy, điều hành. Thích hợp bố trí phòng khách, phòng giám đốc, phòng điều hành.
Vị trí ngồi thích hợp nhất của người đứng đầu là cung Càn. Nếu có Dương quý nhân là number One, có Lộc hay Mã là hạng Hai, rồi mới đến những cung tốt trong 16 cách cục. Tuy muốn chọn cung Càn, nhưng nếu ra Hình, Đại Sát, cung xấu thì cũng không dùng được.
- Bàn giấy nên đặt ở khu vực Hoạt khí. Chỗ ngồi không được “úp mặt vào tường”, không quay lưng ra cửa dù là cửa sổ [Bối xung môn hộ vô tình thân]. Cũng không nên đối diện với cửa phòng, cửa W.C hay ở dưới đà ngang, ở dưới nhà tắm, nhà vệ sinh.

2- Đoài dĩ Duyệt [vui vẻ] chi.
Đoài chỉ sự vui vẻ, nhanh nhẹn, lịch duyệt. Nên bố trí phòng ngủ người trẻ tuổi, phòng thờ, lễ tân, hội đoàn, giao dịch, kế toán.
Lấy Càn làm quẻ nội chỉ đạo, Đoài làm quẻ ngoại thực thi mà thành quẻ Trạch Thiên Quải Description: 43Quai. Quải có Đoài là miệng, chủ về giao dịch, lịch thiệp. Quải lại là quyết, là duyệt. Nếu sự chỉ đạo của Càn phù hợp thì duyệt [hào V] biến, sẽ thành Lôi Địa Dự Description: 16Du. Dự là vui vẻ. Phàm sự việc hợp lý nên được thông qua là Dự vậy.

3- Ly dĩ Lệ [đẹp] chi.
Ly chỉ sự sáng sủa, đẹp đẽ, thông tuệ. Thích hợp cho thiên tỉnh, phòng giải trí, thư phòng, thi đua khen thưởng, lễ tân, canteen, kỹ thuật.
Càn nội, Ly ngoại, là Hoả Thiên Đại Hữu Description: 14DaiHuu thể hiện sự chủ động, sáng tạo, dẫn đến thành công, phát triển. Lại lấy sự chỉ đạo của Càn là gián tiếp, lấy sự chủ động của Ly làm trực tiếp thì thành quẻ Thiên Hoả Đồng Nhân Description: 13DongNhan trên dưới hợp lòng mà thịnh vượng.

4- Chấn dĩ Cổ [đánh trống] chi.
Chấn chỉ sự quảng bá, tuyên truyền. Nên bố trí phòng tắm, phòng khách, marketing, tiếp thị,quảng cáo, vận tải, vật tư thiết bị, đoàn thể.
Càn nội chỉ huy, Chấn ngoại “going trống khua chiêng”, thành quẻ Lôi Thiên Đại Tráng Description: 34DaiTrang. Đại Tráng có Chấn là quẻ tuỳ hỗ, chủ sự cổ động, vui vẻ, thành công. Chấn cũng có nghĩa là tay chân, bộ phận nên cũng thích hợp với vật tư thiết bị, vận tải. Nếu kế hoạch được thực thi, sản phẩm được tiếp thị cao nhất [hào VI] thì thành Đại Hữu Description: 14DaiHuu- có lớn vậy.

5- Tốn dĩ Thuận [tuỳ theo] chi.
Tốn chỉ sự hoà thuận, tài lộc kinh doanh. Nên làm phòng ngủ, phòng đầu tư, kế hoạch, kinh doanh.
Càn nội, Tốn ngoại là Phong Thiên Tiểu Súc Description: 9TieuSuc. Kế hoạch đó được phê duyệt [hào V] sẽ thành Sơn Thiên Đại Súc Description: 26DaiSuc tàng trữ lớn. Đại Súc “giao hàng” [hào IV] để thành kết quả Đại Hữu Description: 14DaiHuu- thu được lợi lớn.

6- Khảm dĩ Hãm [nguy hiểm] chi.
Khảm cũng chỉ sự nghiên cứu, tri thức. Nên bố trí phòng làm việc, phòng nghiên cứu các loại, phòng kế hoạch, tổ chức.
Khảm là vị trí chủ về sự nghiệp và nhân sự. Quẻ Thuỷ Thiên Nhu Description: 5Nhu. Nhu vừa là trí tuệ, chính sách, cũng vừa là nhân sụ và phồn thực [ăn uống]. Khi dự thảo quyết sách, kiến nghị này được xem xét [hào V] thì thành Địa Thiên Thái Description: 11Thai, chủ mọi việc hanh thông, thuận lợi, nhanh chóng.

7- Cấn dĩ Chỉ [dừng nghỉ] chi.
Cấn là ngừng nghỉ, tĩnh tại. Cấn cũng là tường vách kín đáo. Nên bố trí phòng thờ, nhà kho, thủ kho, thủ quỹ.
Cấn-Càn là Sơn Thiên Đại Súc Description: 26DaiSuc tích chứa lớn, phối hợp với phòng hành chính tổng hợp, Cấn biến thành Khôn à Địa Thiên TháiDescription: 11Thai . Thái phối với phòng vật tư thiết bị thì trở thành Lôi Địa Dự Description: 16Du, vui vẻ mà phát triển.

8- Khôn dĩ Tái [che chở] chi.
Khôn chỉ sự kiên nhẫn, chịu đựng. Thích hợp cho nhà bếp, văn phòng, phòng hành chính, tổng hợp, quản trị.

Tượng quẻ Thái Description: 11Thai là phương tiện, điện đóm, loa đài. Thái lấy hào VI thể hiện sự tận tuỵ thì thành Đại Súc Description: 26DaiSuc tích trữ sức mạnh tiềm ẩn của nội bộ,  đưa tới thành công.