Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2016

ĐƯA “ĐÁ” VÀO NHÀ

ĐƯA “ĐÁ” VÀO NHÀ
Tuệ Nhẫn
Khoảng 30 năm gần đây, trong Phong Thủy xuất hiện “phong trào” “đưa đá vào nhà”. “Đá” đây, được gọi là “đá phong thủy”, nhằm để cải thiện “sức khỏe”, “thể trạng” của ngôi gia, nhằm thể hiện nguyện vọng và “bảo vệ tầng ô-zôn” cho chủ gia.
“Ứng dụng” đá phong thủy có liên quan đến phái Loan Đầu và Huyền Không trong Phong Thủy.
Trước đây, việc “đưa đá vào nhà” chỉ thường thấy đá ở hòn non bộ, giả sơn và cũng chỉ mới “đưa đá vào sân”. Còn “đá” mà “quý” thường được… “lủng lẳng” bên người dưới hình thức trang sức như ngọc bội [đeo bên hông], chuỗi tay, vòng cổ, hoặc chế tác thành linh tượng, linh vật, linh thú. Nghĩa là đã có sự “tiến một bước” về ứng dụng khi “đưa đá vào nhà”.
Bài viết này chưa bàn về non bộ, giả sơn mà chỉ bàn về “loại sau”-loại đang “thịnh hành” và được “săn đuổi” hiện thời.
1/- “Đá”, có nhiều loại “đá”
Song những loại được chủ gia ưu ái “an vị trong mát”, dù không phải thuộc loại “nắng không ưa, mưa cũng sợ”, thường gặp có chất liệu là đá núi lửa [thạch anh các loại chẳng hạn], thiên thạch, đá… mặt trăng, ngọc thạch [cẩm thạch, bạch ngọc, hồng ngọc, ngọc bích…], mã não, và cả đá… granite, sỏi… Trong đó, thạch anh được dùng nhiều nhất rồi đến các loại đá ngọc, granite… Thiên thạch thường chỉ “chộp” được ở dạng trang sức.
Đá trong nhà hiện được dùng ở cả hai dạng: dạng “xù xì”, thô ráp và dạng đã “biến hình”.
Dạng “xù xì” xuất hiện, phần nào là để tương thích với … cổ thụ [vì thường có khối lượng “khủng” và giá cũng khủng không kém], cho hợp với… trào lưu và để cho nghệ nhân điêu khắc đỡ… mệt, chứ thực ra, “đá mang vào nhà” thường không cần vĩ đại, dù là để dùng vào mục đích nào theo Phong Thủy.
Description: https://lh6.googleusercontent.com/_jZHjop4y51k/SgG8Ef8zSuI/AAAAAAAABEo/3682C87MmK8/s512/IMG_2076-cau-TA-hong.jpgThạch anh hồng hình cầu.
Description: http://i2.wp.com/www.vatgia.com/banner_user/sbg1261126027.jpg?w=604Một khối thạch anh tím.
2/- “Hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
Muốn mang đá vào nhà, tốt nhất là phải “đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”. Vì là “đá Phong Thủy”, chứ không phải là “đá trang trí”.
Một là, nên chọn đá đã chế tác, đã tạo dáng, tạo kiểu, tạo hình. Không nên chọn loại “trần truồng”, theo chủ nghĩa tự nhiên để tránh có lúc “ôm” nhằm loại có hình dáng bất lợi về mặt Phong Thủy. Dù đã chọn loại có “thông qua chế tác”, cũng nên tránh loại có “hình dung cổ quái” như “Chung Vô Diệm”. Vì không khéo sẽ có khi rước phải “hung thần ác sát” vào nhà [như Rumpeltskin bị giam giữ trong một tượng cổ, của một phim Hollywood vậy], lợi đâu không thấy, vừa tốn tiền mua đá, vừa bị “nó đá”.
Hai là, trước khi “tự móc túi” của mình để trả tiền mua, phải biết mình mua “nó” để làm gì, dùng vào việc gì? Khuếch tán một vùng khí? “Cấp cứu” một vùng khí? “Bảo vệ” cho bản thân? Cầu sức khỏe? Cầu tài lộc? Cầu hạnh phúc lứa đôi? Hóa giải “thần sát”?.... Đây là lĩnh vực không cần bao cấp mà “hễ cho là phải nhận”. Nếu được “tặng” đá, cũng nên “cảnh giác”. Bởi “hổng chắc” đá đó “bắn trúng mục tiêu” của mình. Mà đã “bắn trật” thì “đá trật”.
Ba là, hình dáng, màu sắc, chất liệu đá có liên quan đến “quyết định mua sắm” của mình. Vì vậy, nếu loại nào đáp ứng mục đích của mình “với giá rẻ hơn” thì “xài” loại đó. Thí dụ như để một người hay bị “mộc đè” thoát nạn đó, chỉ cần đeo một xâu chuỗi thạch anh trắng với giá 150.000đ, không cần phải dùng đến một khối thạch anh cả triệu bạc.
Bốn là, “chọn đá theo người, theo nhà”. Nói chính xác là phải “cá thể hóa” việc “chọn mặt gửi vàng” theo luật sinh khắc của ngũ hành từ “Bát quái Mệnh cung” của mỗi cá thể. Cái “Mệnh cung” này sẽ nói sau.
3/- “Hòn đá mà biết nói năng”
 Ý nghĩa, công năng của đá [kèm màu, kèm dáng]:
     - Thạch anh: Được dùng với nhiều công năng khác nhau, từ trừ tà, trấn trạch, cải thiện khí trường, thúc đẩy tài vận, tình duyên; giảm bớt bức xạ, tăng cường sức khỏe, giải trừ bệnh tật, lưu thông khí huyết, giảm căng thẳng mệt mỏi, an thần, xả stress…mà giả cả lại tương đối “mềm” nên được ưa chuộng nhất.
Trong đó, loại thạch anh màu vàng, thạch anh tóc vàng, hình tròn, hình cây “bảo bối” thường dùng khi mục đích liên quan đến “money”; loại hồng, tím, hình cây, hình trụ “dính líu” với tình duyên, đào hoa, hôn nhân, giường chiếu, duyên bán hàng, hóa giải cho nhà không hợp tuổi, giải uế khí, xung sát, cải thiện sức nhìn, tỉnh táo trí óc; thạch anh trắng cũng được dùng như các màu kia với sức “kém hơn” một chút [vì “rẻ” hơn mà]. Khi kết hợp với hình trụ, thạch anh còn có ý nghĩa về sự vững chãi trong tâm hay ngoài… đường. Biểu tượng công việc trụ vững, thăng tiến. Khắc phục tình trạng căng thẳng thần kinh và hậu quả của stress, trợ giúp cho sự no đủ về kinh tế. Giúp tăng cường ý chí, điều khiển cảm xúc và trí tưởng tượng. Khi có hình tháp, thạch anh hỗ trợ cho độ tuổi “hổng dám đâu, em còn phải học bài…”. Đặt trên bàn học, hiệu quả  không thua gì việc “me” la bàn kiếm được vị trí Văn Xương.
Ở dạng chuỗi, thạch anh vẫn có các giá trị như trên song gắn với ý nghĩa trợ Mệnh, bảo vệ bản thân là chính. Như đeo chuỗi thạch anh vàng cũng có ý nghĩa cầu tài, giống như lúc đặt “cây vàng” ở quầy thu ngân vậy.
     - Mã não thường thấy màu đỏ, hồng, vàng. Phần nhiều được dùng bằng ý nghĩa hình dáng, màu sắc phối hợp với Mệnh cung.
    - Ngọc các loại ít thấy dạng lớn, phần nhiều cách dùng cũng như mã não.
Description: qua-cau-phong-thuy-mau-xanhNgọc thạch hình tròn.
4/- Bát quái Mệnh cung
Nôm na là mỗi người có một cung. Tất cả người chỉ có Chín cung. Chín cung chỉ có Ngũ hành kim, thủy, mộc, hỏa, thổ.
Cách tính cung khá là đơn giản:  
- Dùng số năm sinh cộng lại rồi trừ cho 9. Thí dụ: Sinh năm 1976 (1). Cộng: 1, 9, 7, 6= 23. 23-9-9=5. Được số 5.
Thí dụ khác: Sinh năm 1971. Cộng: 1, 9, 7, 1=18. 18-9 -9=0. Được số 0.
(1) Phân cách của năm sinh ra phải dựa vào tiết Lập Xuân, không phải dựa vào Dương lịch. Vì vậy cần để ý, nhất là những người sinh vào khoảng tháng 1, 2 Dương lịch.
Được số rồi, xem bản dưới đây để biết Mệnh cung của mình:
Số
1
2
3
4
5
6
7
8
0
Cung
nam Khảm nữ Cấn
nam Ly nữ Càn
nam Cấn nữ Đoài
nam Đoài nữ Cấn
nam Càn nữ  Ly
nam Khôn nữ Khảm
nam Tốn nữ Khôn
nam Chấn nữ Chấn
nam Khôn nữ Tốn

* Tính chất ngũ hành, màu sắc, hình dáng các cung:
KHẢM: thuộc Thủy, màu đen, xám lông chuột, hình uốn lượn, nhấp nhô. Khảm gặp Càn, Đoài thì được sinh; gặp Khôn, Cấn thì bị khắc; gặp Khảm là “đồng bọn”, có thể trợ nhau, làm vượng lên [Mình, thêm mình= Hai mình. Lý này, ở các cung khác cũng vậy]; gặp Ly là gặp tài tinh.
LY: thuộc Hỏa, màu đỏ, hồng, cam, hình tam giác, góc nhọn. Ly gặp Chấn, Tốn là được sinh; gặp Khảm là bị khắc; gặp Càn, Đoài là gặp tài tinh.
CHẤN, TỐN: thuộc Mộc, màu xanh lá, màu lục, lam, cẩm thạch, hình thẳng, chữ nhật, hình L, hình dấu cộng, chữ Y. Chấn, Tốn thấy Khảm thì mừng vì được sinh sôi; thấy Càn, Đoài thì sợ vì bị khắc chế; thấy Khôn, Cấn thì biết đó là tài tinh.
CÀN, ĐOÀI: thuộc Kim, màu trắng, bạc, nhũ sang, hình tròn, vành khăn, vòng cung. Càn, Đoài được Khôn, Cấn sinh; bị Ly khắc; tài tinh là Chấn, Tốn.
KHÔN, CẤN: thuộc Thổ, màu vàng, vàng chanh, nghệ, hình vuông, chữ “công” , chữ “tỉnh” . Khôn, Cấn được Ly sinh, Chấn, Tốn khắc, khắc Khảm, nên Khảm là tài tinh.
Xuất phát từ suy luận tương sinh, tương khắc với mình mà chọn đá. Để chữa Suy thì tìm loại Sinh ra mình. Để chữa Vượng thì tìm loại mình sinh hoặc loại khắc mình. Cầu tài thì phần đông sẽ đi “săn” loại mình khắc được…
§  Thí dụ như người nam cung Khôn: đá màu Đỏ, Hồng, Tím để được Tương sinh (Hoả sinh Thổ): Ruby, Tourmaline, Granat, Spinel, Thạch anh hồng, Thạch anh tím, Mã não đỏ…

5/- Đi tìm đá Phong Thủy, không nên hát câu “Đá ơi, đá ơi, đá là tất cả…”. Bởi đá chỉ là… đá, chứ không hề “duy ngã độc tôn”. Trong Phong Thủy hiện đại, còn “lắm món ăn chơi”, mà món nào… “cũng thiệt dễ thương”. Điều quan trọng là biết cách dùng đá. Không nên biến nhà của mình thành… nhà đá thì có ngày… tá hỏa. Bởi, trong Phong Thủy, một căn nhà có quá nhiều đồ đạc bày bừa, chưa bao giờ được xem là một căn nhà có Phong Thủy tốt.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét