Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Thái tuế

                                                           Thái tuế

1.- Thái tuế tính theo Chu kỳ 12 năm Địa chi của tuổi. Có khảo cứu cho rằng, con số 12 này là quỹ đạo quanh Mặt trời của sao Mộc (Jupiter). Trong Tử vi Đẩu số, Ngũ hành của Thái tuế là Mộc.

2.- Thái tuế thường có 12 ngôi vị (Tương ứng với từng khoảng thời gian một năm trên quỹ đạo của Mộc tinh?) nhưng thường khi tính trong Vận Hạn một năm, người ta thường chỉ “tập trung chú ý” đến 2 ngôi: Thái tuế và Tuế phá.

3.- Thái tuế chính là lúc Địa chi tuổi (Cầm tinh con gì) “đáo hạn ngân hàng”, gặp khoảng thời gian được ký hiệu trùng với mình. Thí dụ như, mình tuổi Ngọ, năm 2014 là năm Ngọ, là trùng Thái tuế. Vì vậy, Dân gian hay gọi là “Năm tuổi”, tuổi với năm giống nhau.
    Số tuổi gặp hạn Thái tuế: 1, 13, 25, 37, 49, 61, 73, 85. Tuổi= tuổi Dương lịch + 1=Tuổi mụ/Tuổi ta.

4.- Tuế phá, ngược lại, ở Địa chi Tương xung với Thái tuế. Thí dụ như, Thái tuế là Ngọ thì Tuế phá là Tý. Gặp năm Ngọ mà người tuổi Tý thì gọi là Tuế phá. Gặp năm Tý mà người tuổi Ngọ thì gọi là Tuế phá.
    Số tuổi gặp hạn Tuế phá: 7, 19, 31, 43, 55, 67, 79, 91.
Các cặp xung khắc của Địa chi gồm: Tý-Ngọ, Mão-Dậu, Dần-Thân, Tỵ-Hợi, Thìn-Tuất, Sửu-Mùi. Trong đó, nếu “chẻ sợi tóc làm tư” thì có thể nhìn nhận thêm như vầy:
- Tý-Ngọ: Ngọ xung Tý, còn Tý vừa xung vừa khắc Ngọ; Ngọ chịu nặng hơn Tý;
- Mão-Dậu: Mão xung Dậu, nhưng Dậu vừa xung vừa khắc Mão; Mão chịu nặng hơn Dậu;
- Dần-Thân: Dần xung Thân, Thân vừa xung vừa khắc Dần; Dần chịu nặng hơn Thân;
- Tỵ-Hợi: Tỵ xung Hợi, Hợi vừa xung vừa khắc Tỵ; Tỵ chịu nặng hơn Hợi;
- Thìn-Tuất xung nhau, cùng Ngũ hành; “ăn miếng trả miếng”;
- Sửu-Mùi xung nhau, cùng Ngũ hành; “ăn miếng trả miếng”.

5.- “Đáo hạn ngân hàng” thì phải lo trả tiền vay cả gốc lẫn lãi, không có “điều khoản miễn trừ” (Trừ phi kiếm được “cò”, phải chịu thêm một mớ lãi nữa). Còn đáo Tuế hay Phá, mặc dù “do Ngọc đế an bài, chủ quản một năm, thần tướng giám sát sự việc nhân gian… nên có 60 vị, tương ứng với 60 hoa giáp” và được “nhấn mạnh” rằng “Thái tuế xuất hiện lai, Vô bệnh khủng phá tài” và “Thái tuế đương đầu [Tuế phá] toạ, Vô hỷ khủng hữu hoạ”… thì không hẳn cứ vào hạn Tuế hay Phá là hoàn toàn gặp…quỷ.
    Các “điều khoản gia tăng giảm xuống”: Ngũ hành Nạp âm của Mạng có “tham gia” sinh khắc chế hoá không? Can tuổi có tham gia hợp phá không? Gặp Tuế/Phá ở “kèo trên hay kèo dưới”? Cửu diệu sáng sủa hay “tối lửa tắt đèn”? Khi gặp các yếu tố này, Tuế hay Phá không “còn nguyên” giá trị ban đầu mà sẽ xuất hiện cái gọi là “Tình tiết tăng nặng, như tái phạm, gia đình “nguỵ quân nguỵ quyền”, sổ hộ khẩu có đóng chữ T-H màu đỏ, phạm tội nghiêm trọng hơn, ngoan cố, không chịu hợp tác, không chịu BC…”, hoặc “Tình tiết giảm nhẹ, như có nhân thân tốt, gia đình CM, không có tiền án tiền sự, thành khẩn BC…”. Khi “cân đong đo đếm” xong thì mới có thể nói Tuế và Phá ấy đã “đa dạng hoá bữa ăn” như thế nào khi… “ăn độn”.

6.- Đáo hạn Thái tuế thì ảnh hưởng ở sức khoẻ, tài vận của nhân thể là chính. Tuế phá thì ảnh hưởng ở sức khoẻ, gia đạo, môi trường của nhân thể là chính.

7.- Một “Thái tuế” khác, gọi là “Mệnh cung Thái tuế”:

ThángSinh
Dần
Mão
Thìn
Tỵ
Ngọ
Mùi
Thân
Dậu
Tuất
Hợi
Sửu
GiờSinh
THÁI                                         TUẾ
Mão
Dần
Sửu
Hợi
Tuất
Dậu
Thân
Mùi
Ngọ
Tỵ
Thìn
Sửu
Dần
Sửu
Hợi
Tuất
Dậu
Thân
Mùi
Ngọ
Tỵ
Thìn
Mão
Dần
Sửu
Hợi
Tuất
Dậu
Thân
Mùi
Ngọ
Tỵ
Thìn
Mão
Dần
Mão
Hợi
Tuất
Dậu
Thân
Mùi
Ngọ
Tỵ
Thìn
Mão
Dần
Sửu
Thìn
Hợi
Tuất
Dậu
Thân
Mùi
Ngọ
Tỵ
Thìn
Mão
Dần
Sửu
Tỵ
Tuất
Dậu
Thân
Mùi
Ngọ
Tỵ
Thìn
Mão
Dần
Sửu
Hợi
Ngọ
Dậu
Thân
Mùi
Ngọ
Tỵ
Thìn
Mão
Dần
Sửu
Hợi
Tuất
Mùi
Thân
Mùi
Ngọ
Tỵ
Thìn
Mão
Dần
Sửu
Hợi
Tuất
Dậu
Thân
Mùi
Ngọ
Tỵ
Thìn
Mão
Dần
Sửu
Hợi
Tuất
Dậu
Mùi
Dậu
Ngọ
Tỵ
Thìn
Mão
Dần
Sửu
Hợi
Tuất
Dậu
Mùi
Ngọ
Tuất
Tỵ
Thìn
Mão
Dần
Sửu
Hợi
Tuất
Dậu
Mùi
Ngọ
Tỵ
Hợi
Thìn
Mão
Dần
Sửu
Hợi
Tuất
Dậu
Mùi
Ngọ
Tỵ
Thìn

8.- Một “Thái tuế” khác nữa, chỉ dùng trong Phong Thuỷ:
   - Đầu giường không được kê ở phương vị ký hiệu trùng với Địa chi tuổi hoặc Thái tuế năm đó.
   - Năm nào thì Thái tuế ở phương vị đó. Như năm Tý thì Thái tuế ở Bắc, cung Khảm. Phương vị Thái tuế nên tĩnh, không nên động, nên ở Toạ, không nên ở Hướng.
   - Khi tuổi xung Thái tuế [tuổi rơi vào Tuế phá], nên tránh cả hai phương đó, khoảng thời gian đó, nếu tu sửa nhà.
   - Trong xây dựng nhà cửa, người ta thường “né” không mở cửa đúng theo tuổi, để tránh có lúc sẽ bị xung hoặc đồng ngôi với Thái tuế. Thí dụ, tuổi Ngọ thì không mở cửa hướng Nam, vì đến năm Ngọ, Tý sẽ phạm Thái tuế.

   - Thái tuế trong Phong thuỷ có thể… phi [bay] theo quỹ đạo Lạc thư, dựa theo sao Nhất bạch Khảm. Thí dụ như, năm Giáp Ngọ 2014, Tứ lục Tốn quản cung, Nhất bạch tới Khôn. Vậy Thái tuế phi của năm 2014 ở Tây nam. Phi thái tuế dùng thêm một bước nữa, phi tới tháng. Cả hai, dùng để kiêng phương vị, thời gian tu tạo. Trong Phong Thuỷ hay gọi là “Ám kiến sát”.

9.- 60 Tính Danh Thái tuế
Giáp Tý Niên Thái Tuế  Kim Xích    --- Giáp Ngọ Niên Thái Tuế  Trương Từ
Ất  Sửu Niên Thái Tuế
 Trần Thái    --- Ất Mùi Niên Thái Tuế       Dương Hiền
Bính Dần Niên Thái Tuế  Thẩm Hưng   --- Bính Thân Niên Thái Tuế Quản Trọng
Đinh Mão Niên Thái Tuế Cảnh Chương --- Đinh Dần Niên Thái Tuế
 Khang Kiệt
Mậu Thìn Niên Thái Tuế Triệu Đạt ---Mậu Tuất Niên Thái Tuế
  Khương Vũ
Kỷ Tỵ Niên Thái Tuế
 Lang Xán --- Kỷ Hợi Niên Thái Tuế  Tạ Thọ
Canh Ngọ Niên Thái Tuế  Vương Thanh --- Canh T
ý Niên Thái Tuế  Ngu Khởi
Tân
Mùi Niên Thái Tuế   Lý Tố     ---   Tân Sửu Niên Thái Tuế  Thang Tín
Nhâm Thân Niên Thái Tuế  Lưu Vượng --- Nhâm Dần Niên Thái Tuế
 Hạ Ngạc
Quý Dậu Niên Thái Tuế
 Khang Chí --- Quý Mão Niên Thái Tuế  Bì  Thời
Giáp Tuất Niên Thái Tuế
 Thệ Quảng --- Giáp Thân Niên Thái Tuế   Lý Thành
Ất  Hợi Niên Thái Tuế
 Ngũ Bảo --- Ất Tỵ Niên Thái Tuế  Ngô Trục
Bính T
ý Niên Thái Tuế  Quách Gia --- Bính Ngọ Niên Thái Tuế  Văn  Triết
Đinh Sửu Niên Thái Tuế
 Uông Văn --- Đinh Mùi Niên Thái Tuế  Lục Bính
Mậu Dần Niên Thái Tuế
  Tăng Quang --- Mậu Thân Niên Thái Tuế  Du Trung
Kỷ Mão Niên Thái Tuế
 Ngũ Xung    --- Kỷ  Dậu Niên Thái Tuế  Trình Dần
Canh Thìn Niên Thái Tuế
 Trọng Đức --- Canh Tuất Niên Thái Tuế  Hoá Thu
Tân Tỵ Niên Thái Tuế
 Trịnh Tổ --- Tân Hợi Niên Thái Tuế  Diệp Kiên
Nhâm Ngọ Niên Thái Tuế
 Lộ Minh --- Nhâm Tý Niên Thái Tuế   Khưu Đức
Quý Mùi Niên Thái Tuế
 Nguỵ Minh --- Quý Sửu Niên Thái Tuế  Lâm Bạc
Giáp Thân Niên Thái Tuế Phương Công --- Giáp Dần Niên Thái Tuế Trương  Triều
Ất Dậu Niên Thái Tuế
  Tưởng Sùng --- Ất Mão Niên Thái Tuế  Phương Thanh
Bính Tuất Niên Thái Tuế
 Hướng Ban--- Bính Thìn Niên Thái Tuế  Tân Á
Đinh Hợi Niên Thái Tuế
 Phong Tề    ---  Đinh Tỵ Niên Thái Tuế  Dịch Ngạn
Mậu Tý Niên Thái Tuế
 Dĩnh Ban ---  Mậu Ngọ Niên Thái Tuế  Diêu Lê
Kỷ Sửu Niên Thái Tuế
 Phan Cái --- Kỷ Mùi Niên Thái Tuế  Phó Thuế
Canh Dần Niên Thái Tuế
 Ô Hoàn --- Canh Thân Niên Thái Tuế  Mao Tân
Tân Mão Niên Thái Tuế
 Phạm Nịnh --- Tân Dậu Niên Thái Tuế  Văn Chính
Nhâm Thìn Niên Thái Tuế Bành Thái --- Nhâm Tuất Niên Thái Tuế
 Hồng Phạm
Quý Tỵ Niên Thái Tuế
 Từ Thuấn --- Quý Hợi Niên Thái Tuế  Ngu Trình.
Thái tuế bài năm Ất Mùi 2015. Kích thước: 10,5x31.

10.- Nghi thức An phụng Thái tuế để… “cho em xin”
    Vào các dịp đu năm người ta thường dán bùa Thái tuế (Thái tuế bài). Bùa Thái tuế có thể hoá giải Thái tuế và Xung thái tuế, đem lại điều lành cho cả gia đình. Nhiều người trong gia đình phạm Thái tuế cũng chỉ cần 1 bùa là đủ.
    a- An Thái tuế bài ở Phòng khách, chung với các Thần Phật vị khác cũng được hoặc một chỗ riêng, vào ngày Mùng 9 tháng Giêng  hoặc Rằm tháng Giêng [Riêng cách của tôi thì An Thái tuế vào sau ngày 24 tháng Chạp của năm trước, bắt đầu “cúng kiến” từ Mùng Một Tết như các Thần Tướng khác trong Thờ cúng].
    Cúng mỗi tháng vào ngày Rằm. Đến 24 tháng Chạp cúng lần cuối rồi “hoá” (đốt) bài vị, tiễn Thái tuế năm ấy “chầu Trời”.

    b- Lễ vật: [Lễ vật này cúng cho “Lần đầu tiên”. Những lần cúng sau, nếu thờ chung nhiều vị thì “nhập gia tuỳ tục”, lễ vật “dùng chung”, không nhất thiết phải sắm riêng]: Nước trà, 4 loại quả trái, vàng bạc đại, 5 cây nhang, 2 đèn cầy đỏ.

    c- Thần chú thỉnh, An vị: Phụng thỉnh Tam tinh chiếu Lệnh phù. Thiên thượng Nhật Nguyệt lại củng ứng. Nam đẩu, Bắc đẩu đẩy Ngũ hành. Úm. Phật hiển linh Sắc trấn lệnh. Bát quái Tổ sư tại giữa Hình. Ngọc đế chỉ Phụng lệnh. Thái tuế [Thí dụ: Giáp Ngọ niên, Huý Trương Từ]. Trực niên Tinh quân đến đây trấn. Thất tinh, Ngũ lôi giữ hai Biên. Thần tướng lục Giáp giữ phía trước. Thần tướng lục Đinh hộ dinh sau. Thiên quan ban Phúc cùng đồng giáng. Chiêu tài, tiến bảo cùng lại sáng. Đệ tử một lòng ba lạy Phật. Vái thỉnh Thái tuế giữ an ninh. Trấn trạch quang minh, người người tôn kính. Cả nhà bình an, mọi sự hưng thịnh. Cấp cấp như luật lệnh [Câu này 3 lần].

    d- Phần Nhập phù, Khai phù [bùa] do “Thầy” làm, nên đúng ra, không cần “dẫn” ra đây. Cứ thỉnh phù về rồi “thượng” lên. Song tôi cũng đưa lên, ai muốn “kiêm” luôn “Thầy” thì có cái mà “mần”:
    Thiên thượng Nhật Nguyệt hữu Tam kỳ. Nhân gian Tam kỳ Thiên địa Nhân. Nhân đắc trường sinh quang minh tại. Điểm Thiên, Thiên minh. Điểm Nhân, Nhân trường sinh. Úm. [Vẽ nét như chữ V thứ nhất] Nhất bút tinh khí thông linh quang. [V thứ hai] Nhị bút, khí giáng phát quang mang. [V thứ ba] Tam bút thần tại tảo tà ma. Đệ tử nhất tâm tam bái thỉnh. Bái thỉnh Thái tuế thôi Ngũ hành. Bảo mệnh hộ thân…[Làm cho ai thì xưng Họ Tên Tuổi Địa chỉ người đó] thoái tai ương.
Thái tuế Tinh  quân sắc ký tàng. Thần binh hoả cấp như luật lệnh [2 câu chót 3 lần].
   


   



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét