Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Ăn Giỗ

Cúng giỗ và mừng ngày sinh?
Theo tập quán lâu đời, dân ta lấy ngày giỗ (ngày mất) làm trọng, cho nên ngày đó, ngoài việc thăm phần mộ, tuỳ gia cảnh và tuỳ vị trí người đă khuất mà cúng giỗ. Đây cũng là dịp thăm người thân trong gia đ́nh, trong chi họ, ḍng họ, họp mặt để tưởng nhớ người đă khuất và bàn việc người sống giữ ǵn gia phong. Vào dịp đó người ta thường tổ chức ăn uống, nên mới gọi là ăn giỗ, th́ cũng gọi là "trước cúng sau ăn", có mất đi đâu, cũng là để cho cuộc họp mặt thêm đậm đà ấm cúng, kéo dài thời gian sinh hoạt, kể chuyện tâm t́nh, chuyện làm ăn. Mà việc chi phí cũng không dồn lên đầu một ai v́ ngoài phần do hương hoả mà có, mỗi người đều đóng góp bằng tiền mặt hoặc hiện vật, nên mới có từ "góp giỗ", với ư nghĩa trên- "Uống nước nhớ nguồn"- việc đó có thể xếp vào loại thuần phong mỹ tục, nếu như người ta loại bỏ được những hủ tục có tính chất mê tín dị đoan, nếu như không bị lợi dụng một cơ hội cho bọn hănh tiến khoe của bằng mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị, cho những ông tham nhũng dựa vào chức quyền nhận lễ giỗ hậu hĩ, một thứ đút lót trá h́nh.

Chính v́ thể theo phong tục đó mà nhà nước ta đă giữ ǵn việc tổ chức trang nghiêm ngày giỗ của các vị anh hùng dân tộc có công dựng nước và giữ nước như ngày giỗ tổ Hùng Vương, hội đền Kiếp Bạc... Cho nên, theo tôi, giữ ǵn tục lệ đó theo ư nghĩa trong sáng của nó không có ǵ phải bàn.
Thế c̣n ngày sinh?
Phương tây có tập quán mừng ngày sinh là chính.
Tôn giáo Đông Tây cũng coi trọng ngày sinh, Phật giáo có ngày "Bụt sinh Bụt đẻ" (Phật Đản 8-4 Âm Lịch), Ki tô giáo có ngày Chúa giáng sinh (Nô- en 25-12 Dương lịch). Do giao lưu văn hóa, giao tiếp quốc tế, Nhà nước ta đă tiếp nhận tập quán quốc tế đó nên đă tổ chức trọng thể ngày sinh Bác Hồ, Mừng thọ các nhà lănh đạo khác của Đảng và Nhà nước.
Từ khi ra đời, các hội thọ hàng năm thường tổ chức mừng thọ cho các cụ vào những năm chẵn 70, 75, 80... Một số đoàn thể cũng tổ chức mừng thọ cho hội viên của ḿnh. Việc tổ chức mừng thọ có tính chất đại trà, không đúng ngày đó không thể thay thế cho việc mừng thọ đúng ngày sinh, ấm cúng trong gia đ́nh. Cho nên, tôi nghĩ rằng các gia đ́nh chúng ta nên tổ chức mừng ngày sinh cho mọi thành viên trong gia đ́nh, đặc biệt lưu ư đến ông bà già là những người đang cảm thấy cô đơn. Hiện ngay rất nhiều gia đ́nh đă tổ chức mừng ngày sinh con, thường là hai cháu, nay thêm hai vợ chồng, một năm bốn lần mừng ngày sinh, dư dật th́ có mâm cơm thịnh soạn, tặng phẩm tươm tất, thiếu thốn th́ bữa cơm tươi hơn thường ngày, quà tặng giản đơn. Người c̣n cha mẹ nếu ở chung th́ thêm hai lần ăn mừng ngày sinh, cũng tùng tiệm như trên. Nếu ở riêng th́ đồng quà tấm bánh vừa với túi tiền tặng cha mẹ, cốt thể hiện tấm ḷng ưu ái, tăng thêm sự ấm cúng trong gia đ́nh, giúp tuổi già đỡ cảm thấy cô đơn. Mừng ngày sinh một cách giản dị như vậy thiết tưởng cũng không phải cái ǵ cao xa ngoài tầm tay của những gia đ́nh c̣n thiếu thốn. Cũng cần thêm một lư do nữa khiến ta coi trọng ngày sinh là bản thân người đó được hưởng khi c̣n sống, dù là một món ăn tươi c̣n hơn mâm cao cỗ đầy cúng vái khi sang thế giới bên kia. ở chỗ này có thể nhắc đến một lời chê bai của người xưa:
Khi sống thì chẳng cho ăn
Đến khi chết xuống làm văn tế ruồi
(Đặng Văn Phủng - Trích "Hà nội mới chủ nhật ", số 119)
Lời bàn thêm của tác giả:
Chúng tôi trích dẫn bài trên của ông Đặng Văn Phủng và có lời bàn thêm sau đây:
Lễ giỗ được xếp vào loại thuần phong mỹ tục của dân tộc ta. Mừng ngày sinh là phong tục Âu Tây có ư nghĩa hay. Theo phân tích của ông Phủng th́ kỷ niệm ngày sinh hay hơn là giỗ. Ngặt v́ mấy ai nhớ đến ngày sinh của bản thân ḿnh. Trước năm 1945 cũng chưa dễ mấy ai biết chính xác, trừ một số ít con công chức cũ ăn lương phải có giấy khai sinh chính thức hoặc ai c̣n may mắn giữ được lá số tử vi, ngược lại hầu hết các gia đ́nh c̣n ghi nhớ ngày giỗ của cha mẹ, ông bà. cụ kỵ. Dầu cho khi cha mẹ c̣n sống, con cháu đă được tổ chức kỷ niệm ngày sinh, nhưng nhớ đến ngày ông bà cha mẹ qua đời, mà trên bàn thờ hương tàn khói lạnh cũng cảm thấy áy náy trong ḷng.
V́ vậy ở nước ta, nhà nào tổ chức kỷ niệm ngày sinh càng hay, nhưng chưa có nhà nào bỏ được lễ giỗ.
Lễ cúng giỗ vào ngày nào?
Lễ cúng giỗ vào đúng ngày mất hay trước ngày mất một ngày? Có người cho rằng phải cúng vào ngày đang c̣n sống (tức là trước ngày mất), có người lại cho rằng "trẻ dôi ra, già rút lại", vậy nên chết trẻ th́ cúng giỗ đúng ngày chết, c̣n người già th́ cúng trước một ngày. Vậy có câu hỏi: "Người trung niên chết th́ cúng vào ngày nào"?
Ngày giỗ theo âm Hán là huư nhật hay kỵ nhật, tức là lễ kỷ niệm ngày mất của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cũng có nghĩa là ngày kiêng kỵ.
Nguyên ngày trước, "Lễ Giỗ" gọi là "Lễ chính kỵ": chiều hôm trước lễ chính kỵ có "Lễ tiên thường" (Nghĩa là nếm trước), con cháu sắm sanh một ít lễ vật, dâng lên mời gia tiên nếm trước. Ngày xưa, những nhà phú hữu mời thông gia, bà con làng xóm đến mời ăn giỗ cả hai lễ tiên thường và chính kỵ. Dần dần v́ khách đông phải chia ra hai lượt; lại có những nhà hàng xóm mời cả hai vợ chồng nên luân phiên nhau, người đi lễ tiên thường, người đi lễ chính kỵ, ở nông thôn tuỳ theo thời vụ, muốn "Vừa được buổi cày vừa hay bữa giỗ", buổi chiều đi làm đồng về, sang hàng xóm ăn giỗ tiện hơn nên có nơi lễ tiên thường đông hơn là lễ chính kỵ. Dần dần hoặc v́ bận việc hoặc v́ kinh tế eo hẹp hoặc v́ thiếu người phục dịch, người ta giản lược đi, chỉ mời khách một lần nhưng hương hoa, trầu rượu vẫn cúng cả hai lễ. Một vài nhà làm, những người khác thấy thuận tiện bắt chước, dần dần trở thành tục của địa phương. Việc cúng ngày sống (tức lễ tiên thường vào chiều hôm trước, nguyên xưa chỉ cúng vào buổi chiều v́ buổi sáng c̣n phải mua sắm nấu nướng và ra khấn ở mộ yết cáo với thổ thần, long mạch xin phép cho gia tiên về nhà dự lễ giỗ). Cúng ngày sống hay cúng ngày chết, hay nói cách khác lễ tiên thường hay lễ chính kỵ, lễ nào là lễ quan trọng hơn, chẳng qua đó là cách biện hộ cho phong tục từng nơi.
Kết luận: Nếu vận dụng đúng phong tục cổ truyền phổ biến trong cả nước th́ trước ngày chết (lễ tiên thường) phải cúng chiều, cúng đúng ngày chết (lễ chính kỵ) phải cúng buổi sáng kể cả chiều hôm đó mới chết.
                                                                                                                Sưu tầm.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét