Tiền
làm bằng gì?
Tú Độp
[Trích băng ghi âm từ một cuộc phỏng vấn nhanh…
không tưởng]
-
Tiền
có từ lúc nào hả ông?
-
Ai mà biết. Chỉ biết trong lịch sử tiền tệ có lúc thì đá được
xem là “vật ngang giá” có giá trị; có lúc thì là… vỏ sò … Có điều, đá thì nặng “bà
cố”; vỏ sò thì sau đó nhanh chóng… mất giá vì con người tìm ra chỗ quá trời
sò.Nên lần hồi người ta chuyển đổi qua tiền bằng kim loại- như đồng chẳng hạn,
rồi tiền giấy. Nước ta thời nhàHồ [thế kỷ XV] đã biết xài tiền giấy.
-
Còn
tiền pôlime ?
-
Tiền pôlime ở nước ta mới dùng chừng đôi ba năm nay. Tiền
này làm bằng… nhựa nên bền hơn, chống tiền giả hiệu quả hơn tiền giấy côtông trước
đó.
-
Sao
độ rày tiền pô… bị kêu rêu dữ quá. Nào là đã xuất hiện tiền giả, đã bộc lộ là
kém chất lượng, là đội giá thành…
-
Ấy là “bọn… thỏ” nó kêu rêu. Chứ tôi bảo đảm tiền pô 60 năm
vẫn như mới. Khuyết điểm nhỏ nhặt đâu có làm thay đổi giá trị đồng tiền.
500.000 mà “dơ” một tí vẫn là 500.000 đấy thôi. Đổi chất liệu thì giá thành đội
tí chút có làm sao.
-
60
năm vẫn như mới? Ông có “khuếch đại” độ bền không? Còn tiền “dơ” một tí, tôi
nghe nói là người ta từ chối xài. Tiền thật mà bị từ chối xài thì còn tệ hơn tiền
giả ấy chứ? Bởi tiền pô giả khó bị phát giác hơn tiền côtông, phải là chuyên
gia tiền tệ thì hoạ may mới phân biệt được thật giả. Còn việc đổi chất liệu tiền,
nghe nói chỉ có hai ba xứ là dùng tiền pô. Nghĩa là tiền bằng chất liệu pô
không phổ biến. Ngay cả hãng bán máy in cũng đã khuyến cáo là đừng dùng máy ấy để
in tiền?
-
Tôi cam đoan vẫn như mới, miễn là… đừng đưa ra lưu thông.
Còn tiền thật “dám” không nhận à? Tù đấy!
-
Tiền
thật mà trông tưởng… tiền giả thì người ta không nhận là phải rồi. Ông vẫn chưa
trả lời hết nội dung mà độc giả nhờ hỏi.
-
Không phổ biến mà mình dùng mới chứng tỏ được… tầm cỡ của xứ
ta là… hổng giống ai. Còn hãng à? Lời của bọn tư bản làm gì đáng tin?!
-
Nhưng
chất lượng của tiền pô đang chứng tỏ là lời khuyến cáo của hãng ấy rất chính
xác. Màu tiền pô rất dễ… bốc hơi do in trên pôlime. Dân ta lại chưa trừ được
thói quen xài tiền mặt nên màu tiền càng có môi trường dễ… ô nhiễm.
-
Đồng tiền dễ hỏng thì… tập được cho người dân thói quen “nâng
tiền như nâng trứng, hứng tiền như hứng hoa” chứ có hại gì. Còn tập quán cũng
phải…thay đổi cho phù hợp với chất lượng đồng tiền chứ- nghĩa là nhà nhà xài thẻ
tín dụng thì làm gì “đụng” đến đồng tiền, làm gì có chuyện đồng tiền bị lem, bị
luốc?
-
Nghe
nói ông ủng hộ hết mình cho tiền pô là vì có con cháu làm trong nghề… in tiền?
-
Lại là việc “sống thì bắt thỏ, thỏ kêu rêu”*... Chúng thấy
tôi đang tại chức nên… tức tối mà vu oan giá hoạ cho tôi… mất ghế đấy. Để tôi “tham
mưu… cắt”tiền vài lần thì chúng… im miệng ngay. Thật đấy!
-
Vậy
mà thiên hạ nói ông in tiền bằng… tình nên mới chọn chất liệu “phù hợp”.
-
Bọn “điêu dân” nói càn.
-
Chúng
còn nói: “Đừng hỏi ông in tiền bằng gì nữa mà hãy hỏi ông in tiền ở đâu?” Ý nói
là ông in tiền ở … nhà ông đấy.
-
…
[Đến đây thì ông này không chịu trả lời nữa nên
cuộc phỏng vấn… không có khúc đuôi].
* Bài thơ Vịnh con chó chết trôi của Học
Lạc [1842- 1915, người Mỹ Tho].
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét