Mua quan bán chức 2
[Tiếp theo phần 1]
Hệ luỵ mua bán cả vua
Tiểu lãn tử
Vua Lê Thánh tông băng năm 1497, Lê Hiến
tông kế vị được 7 năm, “ngoài dẹp
xâm lăng, quy mô đã định sẵn, không cần phải thay đổi việc gì, chỉ cốt noi theo
phép tắc cũ, làm cho ngày một mở rộng mà tươi sáng hơn, để tỏ rõ công đức của
ông cha” rồi mất, nhà Hậu Lê
đến một giai đoạn suy tàn, việc mua bán vua diễn ra… khốc liệt hơn, kèm theo cả
những hậu quả ghê gớm, kể cả việc … thí quân. “Quân” đây có hai nghĩa-
vừa vua vừa “chốt”.
Thí vua… vua thí
Năm 1504, Lê Túc tông băng hà khi làm vua
chỉ mới một năm, không có con nối, Kính phi [người xã Hoa Lăng, huyện Thuỷ
Đường, nay là huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng - theo Cương mục] mưu lập vua ở trong cung
cấm, đưa anh thứ của Túc tông, tên là Tấn
lên ngôi, lấy hiệu là Uy Mục.
Mẹ của Uy Mục làNguyễn thị Cận, người làng Phù Chẩn,
huyện Đông Ngàn [nay
thuộc vào các huyện: Tiên Sơn (Bắc Ninh) và Đông Anh, Sóc Sơn, Gia Lâm Hà Nội.
1].
Nguyễn thị lúc bé mồ côi cha, nhà nghèo, phải bán mình cho người ở phủ Phụng
Thiên. Sau nhà ấy có tội, Nguyễn thị bị tịch thu sung làm nô tỳ, được vào hầu
Quản Ninh hoàng hậu [1]. Khi Hiến tông là thái tử, thấy Nguyễn thị có nhan sắc mới lấy
làm phi.
Mẹ Uy Mục mất sớm, mẹ thứ là Kính phi
không có con trai, nuôi Uy Mục làm con mình, có ý lập làm vua, sợ các đại thần
không theo, mới đem vàng đút lót, nhưng lễ bộ thượng thư Đàm văn Lễ không nhận.
Đến khi Hiến tông ốm nặng, văn Lễ và đô ngự sử Nguyễn Quang Bật nhận di chiếu
phụ tá hoàng thái tử nối ngôi. Bấy giờ, các thân vương tranh nhau đòi lập, văn
Lễ sợ xảy tai biến trong lúc bối rối, mới vào tẩm điện lấy ấn báu truyền quốc
đem về nhà, rồi cùng các đại thần lập Túc tông lên ngôi. Uy Mục vẫn lấy đó làm
hận. “Quân tử trả thù ba năm cũng chưa muộn” huống hồ là một năm, lên ngôi
xong, tháng 6 năm 1505, Uy Mục dùng mưu của hoạn quan Nguyễn Nhữ Vi biếm văn
Lễ, Quang Bật làm thừa tuyên sứ Quảng Nam rồi sai người đuổi theo, bắt phải tự
tử. Hai người ngâm thơ tỏ rõ ý mình rồi mới gieo mình xuống nước tự trầm. Uy
Mục đổ tội cho Nhữ Vi vàgiết luôn y.
Trước đó Uy Mục còn làm một việc “đại
nghịch bất đạo” hơn nữa khi “sắp xếp” cho thái hoàng thái hậu [vợ Lê Thánh tông, con
của tặng thái uý
trinh quốc công Nguyễn Đức Trung] băng đột ngột ở
chính tẩm điện Trường Lạc vào tháng 3- 1505, thọ
65 tuổi.
Nguyên nhân cái chết bí ẩn của thái hoàng
thái hậu là do khi Túc tông băng không có con nối, Nhữ Vi định lập Uy Mục nhưng
thái hoàng thái hậu “dám”cho rằng Uy Mục là con người tỳ thiếp, không thể nối
được đạo chính thống, khăng khăng đòi lập Lữ Khôi vương [Cương mục viết là Lã côi
vương. Chưa rõ là người nào. 2]
. Nhữ Vi liền khuyên thái hoàng thái hậu đi đón vương rồi cho đóng các cửa
thành lại lập Uy Mục làm vua. Khi Uy Mục được lập rồi, thái hoàng thái hậu có ý
không vui. Uy Mục sai quan hầu cận ngầm giết thái hoàng thái hậu rồi… đau buồn
nên lệnh cho bá quan nghỉ chầu một tuần, truy dâng
tôn hiệu bà tổ mẫu là Huy gia tĩnh mục ôn cung nhu thuận thái hoàng thái hậu,
lại dựng điện Quang Mỹ ở phường Lệ Viên, huyện Quảng Đức [nay là vùng phía Bắc nội
thành Hà Nội, phần lớn thuộc quận Ba Đình và Đống Đa], để thờ tiên
tổ thái hoàng thái hậu, cho tròn chữ hiếu!
Điều mỉa mai là khi Túc tông [em của Uy Mục] sắp mất, hạ sắc lệnh dụ bảo bầy tôi
trong triều rằng: “Bệnh trẫm không khỏi được, trẫm lo việc nước ký thác nặng
nề, không thể gánh vác nổi. Người con thứ hai của tiên hoàng là Tấn, hiền
hòa, sáng suốt, nhân từ, hiếu nghĩa, có thể nối giữ chính thống được, đại
thần trăm quan đều phải hết lòng trung trinh, để giúp nên nghiệp lớn. Các thân
vương, nếu có người nào sinh lòng càn dòm dỏ ngôi báu, thì người trong nước đều
có quyền giết chết”.
Thí vua mới
được làm vua
Uy Mục
vinh dự được sứ thần nhà Minh “tặng” hai câu thơ khi sang phong vương: “An Nam tứ bách vận vưu trường, Thiên ý
như hà giáng quỷ vương ?” Ý nói: Vận mệnh nước Nam bốn trăm năm rất dài lâu, không
biết ý trời thế nào mà lại giáng sinh ông vua quỷ sứ ?
Uy Mục
đúng là vua quỷ. Từ khi lên
ngôi, vua đêm nào cũng cùng cung nhân vui đùa uống rượu vô độ. Khi rượu say
liền giết cả cung nhân. Bấy giờ, uy quyền thuộc về họ ngoại, phía đông thì làng
Hoa Lăng (quê của cha nuôi), phía tây thì làng Nhân Mục (quê của vợ vua), phía
bắc thì làng Phù Chẩn (quê của mẹ vua) đều chuyên cậy quyền thế, vùi dập các
quan, kẻ thì vì ý riêng mà giết hại sinh dân, kẻ thì dùng ngón kín mà yêu sách
tiền của, mọi thứ súc vật, hoa màu của dân, chúng đều cướp đoạt cả, nhà nào có
đồ lạ, vật quý, chúng đánh dấu chữ vào và đòi lấy. Muôn dân ta oán mà vua vẫn
không chừa, lại mang lòng ngờ vực, đố kỵ. Các quan người nào ngày trước không
lập mình, thì thường giết đi. Lại ngầm sai nội nhân dò xét cả 26 vương là các
chú và anh em của vua. Chỉ có Giản Tu công [Con Kiến vương Tân, cháu Thánh tông] bị giam vào ngục trốn thoát được vào tận cửa
Thần phù [3], sai Lương Đắc Bằng thảo hịch, kể tội Quỷ
vương, dụ đại
thần và các quan. Giản trá xưng là Cẩm Giang vương[4], dựng cờ chiêu an của Cẩm
Giang vương. Tháng 10, năm Đoan Khánh thứ 5 [1509], Giản đem quân đến Đông
Kinh, tự mình lập mình làm vua. Uy Mục bị vệ sĩ của mình bắt đem nộp [người này
cũng bị Giản giết vì cho rằng làm chuyện bất nghĩa] phải tự tử. Giản Tu công vì
việc trước đây Uy Mục giết hại cha mẹ, anh chị em mình rất thảm khốc, căm hận
chưa nguôi, sai người dùng súng lớn, để xác Uy Mục vào miệng súng, cho nổ banh
hài cốt, chỉ lấy ít tro tàn về chôn ở quê mẹ là làng Phù Chẩn.
Hết vua quỷ
đến… vua heo
Giản làm
vua, sử gọi là Lê Tương Dực nhưng khi sứ Bắc sang phong, lại cũng “kháo” với
nhau rằng : “Quốc vương An
Nam mặt thì đẹp mà người lại lệch, tính háo dâm, là vua lợn, loạn vong sẽ không
lâu đâu.”
Tương Dực vừa lên ngôi hơn một năm thì
thái giám mưu phản, nhân lúc vua đi chơi định lập người khác làm vua. Năm thứ
ba [1511] vua vừa cho ban sách Trị bình bảo phạm [Khuôn phép
quý báu về việc trị bình] rằng “Xưa
Nghiêu, Thuấn được hạnh phúc yên vui, vốn gốc ở trọng Ngũ điển [năm đạo lớn
vĩnh hằng của cha, mẹ, anh, em, con cái: cha phải có nghĩa, mẹ phải từ ái, anh
phải yêu em, em phải kính anh, con phải hiếu thảo], vui Cửu tự [hay Cửu công là chỉ 9 việc về nước (thuỷ),
lửa (hoả), kim khí (kim), gỗ (mộc), đất (thổ), lúa
(cốc), sửa đức (chính đức), đem lại lợi ích cho dân (lợi dung),
làm cho dân sống dồi dào (hậu sinh)];
Thang, Vũ thái bình thịnh trị
do nền ở ban Ngũ giáo [năm điều dạy về quan hệ: vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bạn
bè], dùng Bát chính [theo Kinh thư, bát chính
là tám điều về trị nước: thực: đồ ăn, hoá tiền của, tự:
cúng tế, tư không: chức giữ việc đất đai, tư đồ: chức giữ việc dạy dỗ, tư khấu: chức
giữ việc đánh dẹp, tân: việc tiếp khách, sư: thầy dạy]…[5]thì
giặc nổi lên uy hiếp cả triều đình, quan lại bỏ trốn hoặc cho vợ con… di tản,
đường phố không một bóng người. Sử ghi: “Mùa đông, Trần Tuân nổi loạn ở vùng
Sơn Tây. Dân ở kinh thành náo động, đều đem vợ con về quê quán, đường phố không
còn một ai đi lại. Vua sai hộ bộ hữu thị lang Lê Đĩnh Chi, cùng các quan đi
khám xét phố xá, xử tội rất nặng những người đã cho vợ con về quê quán. Đến
đây, lại sai xá nhân đến tận nhà các đại thần và văn thần “hậu kiểm”, giết bọn
Đĩnh Chi ở ngã ba phường Đông Hà, vì làm quan đi khám xét mà vợ con lại trốn về
quê trước”.
Tương Dực
xa xỉ, hoang dâm vô độ, giết cả tông thất, không hề kém cạnh so với vua quỷ. Sử
ghi năm 1512 vua sai Vũ Như Tô [Ngưòi xã Minh Quyết,
huyện Cẩm Giàng]làm
điện lớn hơn trăm nóc, dùng hết tiền của và sức dân trong nước. Lại làm Cửu
trùng đài, trước điện đào hồ thông với sông Tô Lịch để dẫn nước vào, thả thuyền
để mặc sức du ngoạn. Hồ ấy quanh co khúc khuỷu, mở cửa cống có thể chở thuyền
nhẹ ra vào để rong chơi, cực kỳ xa xỉ. Lại sai làm thuyền chiến, sai thợ vẽ kiểu, sai bọn nữ sử
trần truồng chèo thuyền chơi trên hồ Tây, vua cùng chơi, lấy làm vui thích lắm.
Dân chúng đau khổ, binh lính
mệt nhọc. Quân năm phủ đắp thành chưa xong được, đến đây lại có lệnh bắt
các nha môn ở trong ngoài kinh thành phải làm, tập hợp nhau lấy hồ, khiêng đất.
Vua hàng ngày bất thần ngự chơi các nơi, chỗ nào vừa ý thì thưởng cho bài vàng,
bài bạc. Có chỗ đã làm xong lại phải làm lại, sửa đổi xây đắp lại, hết năm này
qua năm khác, liên miên không dứt. Quân lính đắp thành mắc chứng dịch lệ đến
một phần mười. Năm Giáp Tuất, [1514], vua cho giết 15 vương công vàgọi cung nhân của Mẫn
Lệ công [Tức
Uy Mục, sau khi Tương Dực giết, giáng phong làm Mẫn Lệ công] và cung nhân của triều trước để thông
dâm… Rốt cuộc, hai năm sau đó, vua bị Trịnh Duy Sản “thí quân”, xác vắt ngang
mình ngựa, kinh thành bị đốt phá, dân đổ xô vào hôi của, “vàng bạc, của báu,
bạch đàn, xạ hương, lụa là tơ gai đầy trong dân gian; sách vở, hồ tiêu, hương
liệu các thứ vứt bỏ trên đường phố cao đến 1,2 tấc, không thể kể xiết.Người
mạnh khoẻ tranh cướp vàng bạc, có người lấy được đến ba, bốn trăm lạng, người
yếu cũng được đến hơn hai trăm lạng. Cung khuyết, kho tàng do vậy mà hết sạch”,
mở đầu một giai đoạn khủng hoảng triền miên…
Lời bàn của
Phi Mao
“Nắng mưa
là việc của trời, thí vua vua thí là thời… phiến kong”. Xem ra ghế càng
cao thì việc “cạnh tranh” càng gay gắt. Uy Mục- Tương Dực là điển hình của câu
“lươn chê lịch nhớt”. Tương Dực sai làm hịch hài tội Uy Mục, lời văn rúng động
lòng người. Cuối cùng cũng chỉ là những lời hoa mỹ, dùng để tranh thủ nhân tâm,
để “hất cẳng” Uy Mục mà thôi. Tránh vỏ dừa gặp vỏ dưa. Tương Dực làm vua, heo
còn hơn quỷ, gian dâm cả với cung nhân của vua cha, xây điện trăm nóc,
ngược đãi tôi trung… Đạo nghĩa thánh hiền lúc này trở thành lớp son loè loẹt để
che giấu lớp gỗ mục ruỗng bên trong. Mỹ huệ hầu Duy Sản chỉ còn 30 quân, xé áo
liều chết phá giặc, bảo vệ long ngai cho Tương Dực rồi sau đó giết Tương Dực. Quân
không ra vua thì thần không ra quan. Quan ăn lộc nước, vậy mà khi có giặc thì
cho vợ con lánh trước [để mình chạy sau], đến nỗi khi giặc tan rồi, vua về “đếm”
lại trong triều chỉ còn 11 ông quan. Vua chết, quan nào cũng muốn lập vua “của
mình” rồi giết lẫn nhau. Làm vua lúc này khổ lắm thay! Làm quan lúc này khổ lắm
thay!
[1] Quản Ninh là theo
nguyên văn. Theo chú thích của bản dịch cũ thì chữ này là Vĩnh Ninh bị chép
lầm, vì Trường Lạc hoàng thái hậu khi còn làm sung nghi thì ở cung Vĩnh Ninh, khi
Hiến tông lên ngôi, tôn làm hoàng thái hậu mới ở cung Trường Lạc.
[2] Sáu người con của Hiến
tông: Con trưởng: An vương Tuân; con thứ
hai: Uy Mục; con thứ ba:
Túc tông; con thứ tư: Thông vương Dong; con thứ năm:
Minh vương Trị; con thứ
sáu: Tư vương Dưỡng.
[3] Cửa biển
thời xưa, đã bị bồi lấp. Dấu vết cũ còn lại ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình (nay
thuộc huyện Tam Điệp), ngày xưa sông Chính Đại đổ ra biển ở chỗ đó.
[4] Cẩm Giang Vương: là
phong hiệu của Lê Sùng, anh ruột Giản Tu công Lê Dinh.
[5] Theo Văn
tịch chí của Phan Huy Chú, sách gồm 1 quyển, có 50 điều, đầu sách có lời
dụ. Nhưng hiện nay chưa tìm được.
Mua quan bán chức 2
[Tiếp theo phần 1]
Hệ luỵ mua bán cả vua
Tiểu lãn tử
Vua Lê Thánh tông băng năm 1497, Lê Hiến
tông kế vị được 7 năm, “ngoài dẹp
xâm lăng, quy mô đã định sẵn, không cần phải thay đổi việc gì, chỉ cốt noi theo
phép tắc cũ, làm cho ngày một mở rộng mà tươi sáng hơn, để tỏ rõ công đức của
ông cha” rồi mất, nhà Hậu Lê
đến một giai đoạn suy tàn, việc mua bán vua diễn ra… khốc liệt hơn, kèm theo cả
những hậu quả ghê gớm, kể cả việc … thí quân. “Quân” đây có hai nghĩa-
vừa vua vừa “chốt”.
Thí vua… vua thí
Năm 1504, Lê Túc tông băng hà khi làm vua
chỉ mới một năm, không có con nối, Kính phi [người xã Hoa Lăng, huyện Thuỷ
Đường, nay là huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng - theo Cương mục] mưu lập vua ở trong cung
cấm, đưa anh thứ của Túc tông, tên là Tấn
lên ngôi, lấy hiệu là Uy Mục.
Mẹ của Uy Mục làNguyễn thị Cận, người làng Phù Chẩn,
huyện Đông Ngàn [nay
thuộc vào các huyện: Tiên Sơn (Bắc Ninh) và Đông Anh, Sóc Sơn, Gia Lâm Hà Nội.
1].
Nguyễn thị lúc bé mồ côi cha, nhà nghèo, phải bán mình cho người ở phủ Phụng
Thiên. Sau nhà ấy có tội, Nguyễn thị bị tịch thu sung làm nô tỳ, được vào hầu
Quản Ninh hoàng hậu [1]. Khi Hiến tông là thái tử, thấy Nguyễn thị có nhan sắc mới lấy
làm phi.
Mẹ Uy Mục mất sớm, mẹ thứ là Kính phi
không có con trai, nuôi Uy Mục làm con mình, có ý lập làm vua, sợ các đại thần
không theo, mới đem vàng đút lót, nhưng lễ bộ thượng thư Đàm văn Lễ không nhận.
Đến khi Hiến tông ốm nặng, văn Lễ và đô ngự sử Nguyễn Quang Bật nhận di chiếu
phụ tá hoàng thái tử nối ngôi. Bấy giờ, các thân vương tranh nhau đòi lập, văn
Lễ sợ xảy tai biến trong lúc bối rối, mới vào tẩm điện lấy ấn báu truyền quốc
đem về nhà, rồi cùng các đại thần lập Túc tông lên ngôi. Uy Mục vẫn lấy đó làm
hận. “Quân tử trả thù ba năm cũng chưa muộn” huống hồ là một năm, lên ngôi
xong, tháng 6 năm 1505, Uy Mục dùng mưu của hoạn quan Nguyễn Nhữ Vi biếm văn
Lễ, Quang Bật làm thừa tuyên sứ Quảng Nam rồi sai người đuổi theo, bắt phải tự
tử. Hai người ngâm thơ tỏ rõ ý mình rồi mới gieo mình xuống nước tự trầm. Uy
Mục đổ tội cho Nhữ Vi vàgiết luôn y.
Trước đó Uy Mục còn làm một việc “đại
nghịch bất đạo” hơn nữa khi “sắp xếp” cho thái hoàng thái hậu [vợ Lê Thánh tông, con
của tặng thái uý
trinh quốc công Nguyễn Đức Trung] băng đột ngột ở
chính tẩm điện Trường Lạc vào tháng 3- 1505, thọ
65 tuổi.
Nguyên nhân cái chết bí ẩn của thái hoàng
thái hậu là do khi Túc tông băng không có con nối, Nhữ Vi định lập Uy Mục nhưng
thái hoàng thái hậu “dám”cho rằng Uy Mục là con người tỳ thiếp, không thể nối
được đạo chính thống, khăng khăng đòi lập Lữ Khôi vương [Cương mục viết là Lã côi
vương. Chưa rõ là người nào. 2]
. Nhữ Vi liền khuyên thái hoàng thái hậu đi đón vương rồi cho đóng các cửa
thành lại lập Uy Mục làm vua. Khi Uy Mục được lập rồi, thái hoàng thái hậu có ý
không vui. Uy Mục sai quan hầu cận ngầm giết thái hoàng thái hậu rồi… đau buồn
nên lệnh cho bá quan nghỉ chầu một tuần, truy dâng
tôn hiệu bà tổ mẫu là Huy gia tĩnh mục ôn cung nhu thuận thái hoàng thái hậu,
lại dựng điện Quang Mỹ ở phường Lệ Viên, huyện Quảng Đức [nay là vùng phía Bắc nội
thành Hà Nội, phần lớn thuộc quận Ba Đình và Đống Đa], để thờ tiên
tổ thái hoàng thái hậu, cho tròn chữ hiếu!
Điều mỉa mai là khi Túc tông [em của Uy Mục] sắp mất, hạ sắc lệnh dụ bảo bầy tôi
trong triều rằng: “Bệnh trẫm không khỏi được, trẫm lo việc nước ký thác nặng
nề, không thể gánh vác nổi. Người con thứ hai của tiên hoàng là Tấn, hiền
hòa, sáng suốt, nhân từ, hiếu nghĩa, có thể nối giữ chính thống được, đại
thần trăm quan đều phải hết lòng trung trinh, để giúp nên nghiệp lớn. Các thân
vương, nếu có người nào sinh lòng càn dòm dỏ ngôi báu, thì người trong nước đều
có quyền giết chết”.
Thí vua mới
được làm vua
Uy Mục
vinh dự được sứ thần nhà Minh “tặng” hai câu thơ khi sang phong vương: “An Nam tứ bách vận vưu trường, Thiên ý
như hà giáng quỷ vương ?” Ý nói: Vận mệnh nước Nam bốn trăm năm rất dài lâu, không
biết ý trời thế nào mà lại giáng sinh ông vua quỷ sứ ?
Uy Mục
đúng là vua quỷ. Từ khi lên
ngôi, vua đêm nào cũng cùng cung nhân vui đùa uống rượu vô độ. Khi rượu say
liền giết cả cung nhân. Bấy giờ, uy quyền thuộc về họ ngoại, phía đông thì làng
Hoa Lăng (quê của cha nuôi), phía tây thì làng Nhân Mục (quê của vợ vua), phía
bắc thì làng Phù Chẩn (quê của mẹ vua) đều chuyên cậy quyền thế, vùi dập các
quan, kẻ thì vì ý riêng mà giết hại sinh dân, kẻ thì dùng ngón kín mà yêu sách
tiền của, mọi thứ súc vật, hoa màu của dân, chúng đều cướp đoạt cả, nhà nào có
đồ lạ, vật quý, chúng đánh dấu chữ vào và đòi lấy. Muôn dân ta oán mà vua vẫn
không chừa, lại mang lòng ngờ vực, đố kỵ. Các quan người nào ngày trước không
lập mình, thì thường giết đi. Lại ngầm sai nội nhân dò xét cả 26 vương là các
chú và anh em của vua. Chỉ có Giản Tu công [Con Kiến vương Tân, cháu Thánh tông] bị giam vào ngục trốn thoát được vào tận cửa
Thần phù [3], sai Lương Đắc Bằng thảo hịch, kể tội Quỷ
vương, dụ đại
thần và các quan. Giản trá xưng là Cẩm Giang vương[4], dựng cờ chiêu an của Cẩm
Giang vương. Tháng 10, năm Đoan Khánh thứ 5 [1509], Giản đem quân đến Đông
Kinh, tự mình lập mình làm vua. Uy Mục bị vệ sĩ của mình bắt đem nộp [người này
cũng bị Giản giết vì cho rằng làm chuyện bất nghĩa] phải tự tử. Giản Tu công vì
việc trước đây Uy Mục giết hại cha mẹ, anh chị em mình rất thảm khốc, căm hận
chưa nguôi, sai người dùng súng lớn, để xác Uy Mục vào miệng súng, cho nổ banh
hài cốt, chỉ lấy ít tro tàn về chôn ở quê mẹ là làng Phù Chẩn.
Hết vua quỷ
đến… vua heo
Giản làm
vua, sử gọi là Lê Tương Dực nhưng khi sứ Bắc sang phong, lại cũng “kháo” với
nhau rằng : “Quốc vương An
Nam mặt thì đẹp mà người lại lệch, tính háo dâm, là vua lợn, loạn vong sẽ không
lâu đâu.”
Tương Dực vừa lên ngôi hơn một năm thì
thái giám mưu phản, nhân lúc vua đi chơi định lập người khác làm vua. Năm thứ
ba [1511] vua vừa cho ban sách Trị bình bảo phạm [Khuôn phép
quý báu về việc trị bình] rằng “Xưa
Nghiêu, Thuấn được hạnh phúc yên vui, vốn gốc ở trọng Ngũ điển [năm đạo lớn
vĩnh hằng của cha, mẹ, anh, em, con cái: cha phải có nghĩa, mẹ phải từ ái, anh
phải yêu em, em phải kính anh, con phải hiếu thảo], vui Cửu tự [hay Cửu công là chỉ 9 việc về nước (thuỷ),
lửa (hoả), kim khí (kim), gỗ (mộc), đất (thổ), lúa
(cốc), sửa đức (chính đức), đem lại lợi ích cho dân (lợi dung),
làm cho dân sống dồi dào (hậu sinh)];
Thang, Vũ thái bình thịnh trị
do nền ở ban Ngũ giáo [năm điều dạy về quan hệ: vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bạn
bè], dùng Bát chính [theo Kinh thư, bát chính
là tám điều về trị nước: thực: đồ ăn, hoá tiền của, tự:
cúng tế, tư không: chức giữ việc đất đai, tư đồ: chức giữ việc dạy dỗ, tư khấu: chức
giữ việc đánh dẹp, tân: việc tiếp khách, sư: thầy dạy]…[5]thì
giặc nổi lên uy hiếp cả triều đình, quan lại bỏ trốn hoặc cho vợ con… di tản,
đường phố không một bóng người. Sử ghi: “Mùa đông, Trần Tuân nổi loạn ở vùng
Sơn Tây. Dân ở kinh thành náo động, đều đem vợ con về quê quán, đường phố không
còn một ai đi lại. Vua sai hộ bộ hữu thị lang Lê Đĩnh Chi, cùng các quan đi
khám xét phố xá, xử tội rất nặng những người đã cho vợ con về quê quán. Đến
đây, lại sai xá nhân đến tận nhà các đại thần và văn thần “hậu kiểm”, giết bọn
Đĩnh Chi ở ngã ba phường Đông Hà, vì làm quan đi khám xét mà vợ con lại trốn về
quê trước”.
Tương Dực
xa xỉ, hoang dâm vô độ, giết cả tông thất, không hề kém cạnh so với vua quỷ. Sử
ghi năm 1512 vua sai Vũ Như Tô [Ngưòi xã Minh Quyết,
huyện Cẩm Giàng]làm
điện lớn hơn trăm nóc, dùng hết tiền của và sức dân trong nước. Lại làm Cửu
trùng đài, trước điện đào hồ thông với sông Tô Lịch để dẫn nước vào, thả thuyền
để mặc sức du ngoạn. Hồ ấy quanh co khúc khuỷu, mở cửa cống có thể chở thuyền
nhẹ ra vào để rong chơi, cực kỳ xa xỉ. Lại sai làm thuyền chiến, sai thợ vẽ kiểu, sai bọn nữ sử
trần truồng chèo thuyền chơi trên hồ Tây, vua cùng chơi, lấy làm vui thích lắm.
Dân chúng đau khổ, binh lính
mệt nhọc. Quân năm phủ đắp thành chưa xong được, đến đây lại có lệnh bắt
các nha môn ở trong ngoài kinh thành phải làm, tập hợp nhau lấy hồ, khiêng đất.
Vua hàng ngày bất thần ngự chơi các nơi, chỗ nào vừa ý thì thưởng cho bài vàng,
bài bạc. Có chỗ đã làm xong lại phải làm lại, sửa đổi xây đắp lại, hết năm này
qua năm khác, liên miên không dứt. Quân lính đắp thành mắc chứng dịch lệ đến
một phần mười. Năm Giáp Tuất, [1514], vua cho giết 15 vương công vàgọi cung nhân của Mẫn
Lệ công [Tức
Uy Mục, sau khi Tương Dực giết, giáng phong làm Mẫn Lệ công] và cung nhân của triều trước để thông
dâm… Rốt cuộc, hai năm sau đó, vua bị Trịnh Duy Sản “thí quân”, xác vắt ngang
mình ngựa, kinh thành bị đốt phá, dân đổ xô vào hôi của, “vàng bạc, của báu,
bạch đàn, xạ hương, lụa là tơ gai đầy trong dân gian; sách vở, hồ tiêu, hương
liệu các thứ vứt bỏ trên đường phố cao đến 1,2 tấc, không thể kể xiết.Người
mạnh khoẻ tranh cướp vàng bạc, có người lấy được đến ba, bốn trăm lạng, người
yếu cũng được đến hơn hai trăm lạng. Cung khuyết, kho tàng do vậy mà hết sạch”,
mở đầu một giai đoạn khủng hoảng triền miên…
Lời bàn của
Phi Mao
“Nắng mưa
là việc của trời, thí vua vua thí là thời… phiến kong”. Xem ra ghế càng
cao thì việc “cạnh tranh” càng gay gắt. Uy Mục- Tương Dực là điển hình của câu
“lươn chê lịch nhớt”. Tương Dực sai làm hịch hài tội Uy Mục, lời văn rúng động
lòng người. Cuối cùng cũng chỉ là những lời hoa mỹ, dùng để tranh thủ nhân tâm,
để “hất cẳng” Uy Mục mà thôi. Tránh vỏ dừa gặp vỏ dưa. Tương Dực làm vua, heo
còn hơn quỷ, gian dâm cả với cung nhân của vua cha, xây điện trăm nóc,
ngược đãi tôi trung… Đạo nghĩa thánh hiền lúc này trở thành lớp son loè loẹt để
che giấu lớp gỗ mục ruỗng bên trong. Mỹ huệ hầu Duy Sản chỉ còn 30 quân, xé áo
liều chết phá giặc, bảo vệ long ngai cho Tương Dực rồi sau đó giết Tương Dực. Quân
không ra vua thì thần không ra quan. Quan ăn lộc nước, vậy mà khi có giặc thì
cho vợ con lánh trước [để mình chạy sau], đến nỗi khi giặc tan rồi, vua về “đếm”
lại trong triều chỉ còn 11 ông quan. Vua chết, quan nào cũng muốn lập vua “của
mình” rồi giết lẫn nhau. Làm vua lúc này khổ lắm thay! Làm quan lúc này khổ lắm
thay!
[1] Quản Ninh là theo
nguyên văn. Theo chú thích của bản dịch cũ thì chữ này là Vĩnh Ninh bị chép
lầm, vì Trường Lạc hoàng thái hậu khi còn làm sung nghi thì ở cung Vĩnh Ninh, khi
Hiến tông lên ngôi, tôn làm hoàng thái hậu mới ở cung Trường Lạc.
[2] Sáu người con của Hiến
tông: Con trưởng: An vương Tuân; con thứ
hai: Uy Mục; con thứ ba:
Túc tông; con thứ tư: Thông vương Dong; con thứ năm:
Minh vương Trị; con thứ
sáu: Tư vương Dưỡng.
[3] Cửa biển
thời xưa, đã bị bồi lấp. Dấu vết cũ còn lại ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình (nay
thuộc huyện Tam Điệp), ngày xưa sông Chính Đại đổ ra biển ở chỗ đó.
[4] Cẩm Giang Vương: là
phong hiệu của Lê Sùng, anh ruột Giản Tu công Lê Dinh.
[5] Theo Văn
tịch chí của Phan Huy Chú, sách gồm 1 quyển, có 50 điều, đầu sách có lời
dụ. Nhưng hiện nay chưa tìm được.
[Tiếp theo phần 1]
Hệ luỵ mua bán cả vua
Tiểu lãn tử
Vua Lê Thánh tông băng năm 1497, Lê Hiến
tông kế vị được 7 năm, “ngoài dẹp
xâm lăng, quy mô đã định sẵn, không cần phải thay đổi việc gì, chỉ cốt noi theo
phép tắc cũ, làm cho ngày một mở rộng mà tươi sáng hơn, để tỏ rõ công đức của
ông cha” rồi mất, nhà Hậu Lê
đến một giai đoạn suy tàn, việc mua bán vua diễn ra… khốc liệt hơn, kèm theo cả
những hậu quả ghê gớm, kể cả việc … thí quân. “Quân” đây có hai nghĩa-
vừa vua vừa “chốt”.
Thí vua… vua thí
Năm 1504, Lê Túc tông băng hà khi làm vua
chỉ mới một năm, không có con nối, Kính phi [người xã Hoa Lăng, huyện Thuỷ
Đường, nay là huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng - theo Cương mục] mưu lập vua ở trong cung
cấm, đưa anh thứ của Túc tông, tên là Tấn
lên ngôi, lấy hiệu là Uy Mục.
Mẹ của Uy Mục làNguyễn thị Cận, người làng Phù Chẩn,
huyện Đông Ngàn [nay
thuộc vào các huyện: Tiên Sơn (Bắc Ninh) và Đông Anh, Sóc Sơn, Gia Lâm Hà Nội.
1].
Nguyễn thị lúc bé mồ côi cha, nhà nghèo, phải bán mình cho người ở phủ Phụng
Thiên. Sau nhà ấy có tội, Nguyễn thị bị tịch thu sung làm nô tỳ, được vào hầu
Quản Ninh hoàng hậu [1]. Khi Hiến tông là thái tử, thấy Nguyễn thị có nhan sắc mới lấy
làm phi.
Mẹ Uy Mục mất sớm, mẹ thứ là Kính phi
không có con trai, nuôi Uy Mục làm con mình, có ý lập làm vua, sợ các đại thần
không theo, mới đem vàng đút lót, nhưng lễ bộ thượng thư Đàm văn Lễ không nhận.
Đến khi Hiến tông ốm nặng, văn Lễ và đô ngự sử Nguyễn Quang Bật nhận di chiếu
phụ tá hoàng thái tử nối ngôi. Bấy giờ, các thân vương tranh nhau đòi lập, văn
Lễ sợ xảy tai biến trong lúc bối rối, mới vào tẩm điện lấy ấn báu truyền quốc
đem về nhà, rồi cùng các đại thần lập Túc tông lên ngôi. Uy Mục vẫn lấy đó làm
hận. “Quân tử trả thù ba năm cũng chưa muộn” huống hồ là một năm, lên ngôi
xong, tháng 6 năm 1505, Uy Mục dùng mưu của hoạn quan Nguyễn Nhữ Vi biếm văn
Lễ, Quang Bật làm thừa tuyên sứ Quảng Nam rồi sai người đuổi theo, bắt phải tự
tử. Hai người ngâm thơ tỏ rõ ý mình rồi mới gieo mình xuống nước tự trầm. Uy
Mục đổ tội cho Nhữ Vi vàgiết luôn y.
Trước đó Uy Mục còn làm một việc “đại
nghịch bất đạo” hơn nữa khi “sắp xếp” cho thái hoàng thái hậu [vợ Lê Thánh tông, con
của tặng thái uý
trinh quốc công Nguyễn Đức Trung] băng đột ngột ở
chính tẩm điện Trường Lạc vào tháng 3- 1505, thọ
65 tuổi.
Nguyên nhân cái chết bí ẩn của thái hoàng
thái hậu là do khi Túc tông băng không có con nối, Nhữ Vi định lập Uy Mục nhưng
thái hoàng thái hậu “dám”cho rằng Uy Mục là con người tỳ thiếp, không thể nối
được đạo chính thống, khăng khăng đòi lập Lữ Khôi vương [Cương mục viết là Lã côi
vương. Chưa rõ là người nào. 2]
. Nhữ Vi liền khuyên thái hoàng thái hậu đi đón vương rồi cho đóng các cửa
thành lại lập Uy Mục làm vua. Khi Uy Mục được lập rồi, thái hoàng thái hậu có ý
không vui. Uy Mục sai quan hầu cận ngầm giết thái hoàng thái hậu rồi… đau buồn
nên lệnh cho bá quan nghỉ chầu một tuần, truy dâng
tôn hiệu bà tổ mẫu là Huy gia tĩnh mục ôn cung nhu thuận thái hoàng thái hậu,
lại dựng điện Quang Mỹ ở phường Lệ Viên, huyện Quảng Đức [nay là vùng phía Bắc nội
thành Hà Nội, phần lớn thuộc quận Ba Đình và Đống Đa], để thờ tiên
tổ thái hoàng thái hậu, cho tròn chữ hiếu!
Điều mỉa mai là khi Túc tông [em của Uy Mục] sắp mất, hạ sắc lệnh dụ bảo bầy tôi
trong triều rằng: “Bệnh trẫm không khỏi được, trẫm lo việc nước ký thác nặng
nề, không thể gánh vác nổi. Người con thứ hai của tiên hoàng là Tấn, hiền
hòa, sáng suốt, nhân từ, hiếu nghĩa, có thể nối giữ chính thống được, đại
thần trăm quan đều phải hết lòng trung trinh, để giúp nên nghiệp lớn. Các thân
vương, nếu có người nào sinh lòng càn dòm dỏ ngôi báu, thì người trong nước đều
có quyền giết chết”.
Thí vua mới
được làm vua
Uy Mục
vinh dự được sứ thần nhà Minh “tặng” hai câu thơ khi sang phong vương: “An Nam tứ bách vận vưu trường, Thiên ý
như hà giáng quỷ vương ?” Ý nói: Vận mệnh nước Nam bốn trăm năm rất dài lâu, không
biết ý trời thế nào mà lại giáng sinh ông vua quỷ sứ ?
Uy Mục
đúng là vua quỷ. Từ khi lên
ngôi, vua đêm nào cũng cùng cung nhân vui đùa uống rượu vô độ. Khi rượu say
liền giết cả cung nhân. Bấy giờ, uy quyền thuộc về họ ngoại, phía đông thì làng
Hoa Lăng (quê của cha nuôi), phía tây thì làng Nhân Mục (quê của vợ vua), phía
bắc thì làng Phù Chẩn (quê của mẹ vua) đều chuyên cậy quyền thế, vùi dập các
quan, kẻ thì vì ý riêng mà giết hại sinh dân, kẻ thì dùng ngón kín mà yêu sách
tiền của, mọi thứ súc vật, hoa màu của dân, chúng đều cướp đoạt cả, nhà nào có
đồ lạ, vật quý, chúng đánh dấu chữ vào và đòi lấy. Muôn dân ta oán mà vua vẫn
không chừa, lại mang lòng ngờ vực, đố kỵ. Các quan người nào ngày trước không
lập mình, thì thường giết đi. Lại ngầm sai nội nhân dò xét cả 26 vương là các
chú và anh em của vua. Chỉ có Giản Tu công [Con Kiến vương Tân, cháu Thánh tông] bị giam vào ngục trốn thoát được vào tận cửa
Thần phù [3], sai Lương Đắc Bằng thảo hịch, kể tội Quỷ
vương, dụ đại
thần và các quan. Giản trá xưng là Cẩm Giang vương[4], dựng cờ chiêu an của Cẩm
Giang vương. Tháng 10, năm Đoan Khánh thứ 5 [1509], Giản đem quân đến Đông
Kinh, tự mình lập mình làm vua. Uy Mục bị vệ sĩ của mình bắt đem nộp [người này
cũng bị Giản giết vì cho rằng làm chuyện bất nghĩa] phải tự tử. Giản Tu công vì
việc trước đây Uy Mục giết hại cha mẹ, anh chị em mình rất thảm khốc, căm hận
chưa nguôi, sai người dùng súng lớn, để xác Uy Mục vào miệng súng, cho nổ banh
hài cốt, chỉ lấy ít tro tàn về chôn ở quê mẹ là làng Phù Chẩn.
Hết vua quỷ
đến… vua heo
Giản làm
vua, sử gọi là Lê Tương Dực nhưng khi sứ Bắc sang phong, lại cũng “kháo” với
nhau rằng : “Quốc vương An
Nam mặt thì đẹp mà người lại lệch, tính háo dâm, là vua lợn, loạn vong sẽ không
lâu đâu.”
Tương Dực vừa lên ngôi hơn một năm thì
thái giám mưu phản, nhân lúc vua đi chơi định lập người khác làm vua. Năm thứ
ba [1511] vua vừa cho ban sách Trị bình bảo phạm [Khuôn phép
quý báu về việc trị bình] rằng “Xưa
Nghiêu, Thuấn được hạnh phúc yên vui, vốn gốc ở trọng Ngũ điển [năm đạo lớn
vĩnh hằng của cha, mẹ, anh, em, con cái: cha phải có nghĩa, mẹ phải từ ái, anh
phải yêu em, em phải kính anh, con phải hiếu thảo], vui Cửu tự [hay Cửu công là chỉ 9 việc về nước (thuỷ),
lửa (hoả), kim khí (kim), gỗ (mộc), đất (thổ), lúa
(cốc), sửa đức (chính đức), đem lại lợi ích cho dân (lợi dung),
làm cho dân sống dồi dào (hậu sinh)];
Thang, Vũ thái bình thịnh trị
do nền ở ban Ngũ giáo [năm điều dạy về quan hệ: vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bạn
bè], dùng Bát chính [theo Kinh thư, bát chính
là tám điều về trị nước: thực: đồ ăn, hoá tiền của, tự:
cúng tế, tư không: chức giữ việc đất đai, tư đồ: chức giữ việc dạy dỗ, tư khấu: chức
giữ việc đánh dẹp, tân: việc tiếp khách, sư: thầy dạy]…[5]thì
giặc nổi lên uy hiếp cả triều đình, quan lại bỏ trốn hoặc cho vợ con… di tản,
đường phố không một bóng người. Sử ghi: “Mùa đông, Trần Tuân nổi loạn ở vùng
Sơn Tây. Dân ở kinh thành náo động, đều đem vợ con về quê quán, đường phố không
còn một ai đi lại. Vua sai hộ bộ hữu thị lang Lê Đĩnh Chi, cùng các quan đi
khám xét phố xá, xử tội rất nặng những người đã cho vợ con về quê quán. Đến
đây, lại sai xá nhân đến tận nhà các đại thần và văn thần “hậu kiểm”, giết bọn
Đĩnh Chi ở ngã ba phường Đông Hà, vì làm quan đi khám xét mà vợ con lại trốn về
quê trước”.
Tương Dực
xa xỉ, hoang dâm vô độ, giết cả tông thất, không hề kém cạnh so với vua quỷ. Sử
ghi năm 1512 vua sai Vũ Như Tô [Ngưòi xã Minh Quyết,
huyện Cẩm Giàng]làm
điện lớn hơn trăm nóc, dùng hết tiền của và sức dân trong nước. Lại làm Cửu
trùng đài, trước điện đào hồ thông với sông Tô Lịch để dẫn nước vào, thả thuyền
để mặc sức du ngoạn. Hồ ấy quanh co khúc khuỷu, mở cửa cống có thể chở thuyền
nhẹ ra vào để rong chơi, cực kỳ xa xỉ. Lại sai làm thuyền chiến, sai thợ vẽ kiểu, sai bọn nữ sử
trần truồng chèo thuyền chơi trên hồ Tây, vua cùng chơi, lấy làm vui thích lắm.
Dân chúng đau khổ, binh lính
mệt nhọc. Quân năm phủ đắp thành chưa xong được, đến đây lại có lệnh bắt
các nha môn ở trong ngoài kinh thành phải làm, tập hợp nhau lấy hồ, khiêng đất.
Vua hàng ngày bất thần ngự chơi các nơi, chỗ nào vừa ý thì thưởng cho bài vàng,
bài bạc. Có chỗ đã làm xong lại phải làm lại, sửa đổi xây đắp lại, hết năm này
qua năm khác, liên miên không dứt. Quân lính đắp thành mắc chứng dịch lệ đến
một phần mười. Năm Giáp Tuất, [1514], vua cho giết 15 vương công vàgọi cung nhân của Mẫn
Lệ công [Tức
Uy Mục, sau khi Tương Dực giết, giáng phong làm Mẫn Lệ công] và cung nhân của triều trước để thông
dâm… Rốt cuộc, hai năm sau đó, vua bị Trịnh Duy Sản “thí quân”, xác vắt ngang
mình ngựa, kinh thành bị đốt phá, dân đổ xô vào hôi của, “vàng bạc, của báu,
bạch đàn, xạ hương, lụa là tơ gai đầy trong dân gian; sách vở, hồ tiêu, hương
liệu các thứ vứt bỏ trên đường phố cao đến 1,2 tấc, không thể kể xiết.Người
mạnh khoẻ tranh cướp vàng bạc, có người lấy được đến ba, bốn trăm lạng, người
yếu cũng được đến hơn hai trăm lạng. Cung khuyết, kho tàng do vậy mà hết sạch”,
mở đầu một giai đoạn khủng hoảng triền miên…
Lời bàn của
Phi Mao
“Nắng mưa
là việc của trời, thí vua vua thí là thời… phiến kong”. Xem ra ghế càng
cao thì việc “cạnh tranh” càng gay gắt. Uy Mục- Tương Dực là điển hình của câu
“lươn chê lịch nhớt”. Tương Dực sai làm hịch hài tội Uy Mục, lời văn rúng động
lòng người. Cuối cùng cũng chỉ là những lời hoa mỹ, dùng để tranh thủ nhân tâm,
để “hất cẳng” Uy Mục mà thôi. Tránh vỏ dừa gặp vỏ dưa. Tương Dực làm vua, heo
còn hơn quỷ, gian dâm cả với cung nhân của vua cha, xây điện trăm nóc,
ngược đãi tôi trung… Đạo nghĩa thánh hiền lúc này trở thành lớp son loè loẹt để
che giấu lớp gỗ mục ruỗng bên trong. Mỹ huệ hầu Duy Sản chỉ còn 30 quân, xé áo
liều chết phá giặc, bảo vệ long ngai cho Tương Dực rồi sau đó giết Tương Dực. Quân
không ra vua thì thần không ra quan. Quan ăn lộc nước, vậy mà khi có giặc thì
cho vợ con lánh trước [để mình chạy sau], đến nỗi khi giặc tan rồi, vua về “đếm”
lại trong triều chỉ còn 11 ông quan. Vua chết, quan nào cũng muốn lập vua “của
mình” rồi giết lẫn nhau. Làm vua lúc này khổ lắm thay! Làm quan lúc này khổ lắm
thay!
[1] Quản Ninh là theo
nguyên văn. Theo chú thích của bản dịch cũ thì chữ này là Vĩnh Ninh bị chép
lầm, vì Trường Lạc hoàng thái hậu khi còn làm sung nghi thì ở cung Vĩnh Ninh, khi
Hiến tông lên ngôi, tôn làm hoàng thái hậu mới ở cung Trường Lạc.
[2] Sáu người con của Hiến
tông: Con trưởng: An vương Tuân; con thứ
hai: Uy Mục; con thứ ba:
Túc tông; con thứ tư: Thông vương Dong; con thứ năm:
Minh vương Trị; con thứ
sáu: Tư vương Dưỡng.
[3] Cửa biển
thời xưa, đã bị bồi lấp. Dấu vết cũ còn lại ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình (nay
thuộc huyện Tam Điệp), ngày xưa sông Chính Đại đổ ra biển ở chỗ đó.
[4] Cẩm Giang Vương: là
phong hiệu của Lê Sùng, anh ruột Giản Tu công Lê Dinh.
[5] Theo Văn
tịch chí của Phan Huy Chú, sách gồm 1 quyển, có 50 điều, đầu sách có lời
dụ. Nhưng hiện nay chưa tìm được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét