Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2015

"Mang đá trên người"

MANG ĐÁ TRÊN NGƯỜI

“Đá ở trong nhà” thường là… đá lớn. Còn “đá ở trên người” chắc chắn 100% bao giờ cũng là… đá nhỏ, thậm chí là bé tẻo tèo teo. Chuyện… “đeo đá” ngày xưa thường dính dáng đến cái gọi là trang sức [dây chuyền, lắc cổ, vòng tay, vòng chân, nhẫn, đai, ngọc bội, huy hiệu [trên nón, áo, cravate], nút áo quần, kẹp tóc, trâm cài tóc, bông tai…] để… “làm đẹp là chính, khoe của là mười” nên “đá” đây thường là “càng quý càng… tốt” như hột xoàn kim cương, ngọc bích, ngọc trai, thiên thạch… chẳng hạn. Nay thì… thoáng hơn, “đeo đá” không chỉ đơn thuần là chuyện “chin, mười”, mà còn là “ứng dụng Phong Thuỷ” của người ta- dùng đá để “trợ duyên”, để… “trồng sinh cơ”, để “bảo vệ” bản thân, bảo vệ sức khoẻ, tiền bạc, tính mạng trong môi trường xã hội “ra đường” như… “ra trận”, “không gặp gian lận thì cũng gặp… núp lùm” của thời đại.
Khi được “mở rộng công năng” như vậy, chuyện “đeo” không còn là chuyện “cá nhân” của đá “một thành viên”, mà còn có cả đá “thường thường bậc trung”, gỗ, ngà, kim loại, hổ phách… nhảy vô để… “chia xẻ… thị phần”.

1/-  Tuỳ “khát vọng”, cá nhân mà chọn đá
Khi chọn “đá đeo”, bạn cũng nên trang bị cho mình một số thứ không thuộc về đá. Đầu tiên, phải xác định được “mục tiêu” hoặc trả lời câu hỏi: “Tại sao mình muốn có “đá đeo?”. Thứ nhất, bạn cần đá để “kích hoạt” tài vận [không phải tài khoản], hay để “thôi thúc” tình duyên, để kiếm thêm “mối mới”, để hộ thân trước đám đông hay hộ thân trong giấc điệp, hộ thân trước “thế lực thù địch [hay yêu thích]” muốn xâm nhập vào mình, hay để tăng cường “nội lực”, tăng sức đề kháng, tăng trí… tưởng tượng, để giúp bảo vệ sức khỏe hay trợ lực chữa bệnh…? Thì tùy theo nhu cầu đó bạn mới xì tiền ra mua đá, không nên mua vì “thấy nó đẹp”.
Thứ hai, trước khi mua đá, bạn cũng nên biết là loại đá, màu đá và loại, màu của loại… không phải đá cũng đều có ý nghĩa về mặt Phong Thủy, có “dính líu” chặt chẽ với mục tiêu đeo đá.
Thứ ba, trước khi đeo đá, bạn cũng nên biết là mỗi người chỉ tương thích với vài loại đá, không phải đá, màu sắc của chúng. Chứ không phải đeo lên người loại nào đó chỉ vì nó làm bằng… kim cương.
Có ba loại ấy, bạn mới không: đã chịu tốn tiền còn lại mua phiền vào thân.

2/- Đá cũng… cá nhân
Sở dĩ mà “đá cũng cá nhân” là bởi vì mỗi người… một mạng. “Mạng” này không phải là “mạng sống” mà là mình cầm tinh con gì, tuổi con gì [*]. Rồi “Mạng” đây là mình Mạng gì, theo Thiên can và Địa chi năm sanh [*]. Do người là “vật chủ” nên đá- với “tư cách” là “vật đeo”, bắt buộc phải “theo người”.

[*] Một vài phái Phong Thủy hiện nay, chủ trương chọn đá Phong Thủy chủ yếu là “khế lý, khế cơ” phù hợp với Địa chi của tuổi [Năm sinh]. Có phái thì chủ trương chọn màu theo Ngũ hành Nạp âm Mạng [Như người sanh năm 1976, 1977  là Mạng Sa trung Thổ, màu vàng, chẳng hạn]. Có phái chủ trương tìm Ngũ hành của cá nhân bằng cả Can, Chi của Năm, Tháng, Ngày, Giờ sanh. Tôi “ủng hộ” quan điểm cuối cùng, nhưng vẫn “phục tùng” theo “đa số” là Nhóm 1. Còn Nhóm 2 thì “liệng” qua “màu sắc nhà ở hợp Mạng theo Phong Thủy”.

Có một bảng đại khái như vầy:
Tuổi thích hợp nhất
Thạch Anh
Công dụng
Nam giới
Chung, hình Lệnh bài
Năng lực lãnh đạo, khả năng “giường chiếu”
Tý, Hợi, Thân, Dậu, mạng Thủy, Kim
Trắng
Ngăn sát khi, trừ tà, bổ sung năng lượng
Tỵ, Ngọ, Thìn Tuất Sửu Mùi, mạng Hỏa, Thổ
Tím
Sáng dạ, bình tâm, nâng cao trực giác
Thân Dậu Thìn Tuất Sửu Mùi, mạng Thổ, Kim
Vàng
Kích hoạt tài vận, ổn định tâm tư
Dần Mão Tỵ Ngọ, mạng Mộc, Hỏa
Xanh rêu
Tích lũy tài sản
Dần Mão Tý Hợi, Mộc, Thủy
Xanh dương
Bình an, Hòa bình, Hạnh phúc
Thân Dậu Thìn Tuất Sửu Mùi, Kim, Thổ
Đen
Tăng cường lòng can đảm, tính chiến đấu, hiểu biết
Tỵ, Ngọ, Thìn Tuất Sửu Mùi, Thổ, Hỏa
Hồng, đỏ, hình Dâu tây
Phát triển tình cảm, khả năng giao tế
Dần Mão Tý Hợi, Mộc, Thủy
Khói, Xám
Tăng tài vận, nâng cao phẩm vị
Dần Mão Tỵ Ngọ
Mộc, Hỏa
Xanh lá, Cỏ
Tụ tài, tránh tà, giải tỏa stress, tăng nghị lực, trợ người bệnh gan
Thân Dậu Thìn Tuất Sửu Mùi, Kim, Thổ
Tóc
Chiêu tài, tụ tài, tôn quý, của cải, tăng cường năng lượng
Các tuổi đều được
Nhiều màu
Như ý, trợ tim phổi, tình cảm

Hổ Phách

Các tuổi đều được
Nâu đỏ
Tránh tà, làm thuốc
Tỵ Ngọ, Thìn Tuất Sửu Mùi, Thân Dậu Hỏa Thổ
Vàng
Cầu tài, tránh tà, hỗ trợ người bệnh gan thận mật
Tỵ Ngọ, Thìn Tuất Sửu Mùi, Hỏa Thổ
Đỏ
Cầu duyên, may mắn, trừ tà
Các tuổi
Đá hình trứng, tròn
Kích thích linh cảm, trực giác, trí tưởng

Khổng tước

Các tuổi
Xanh lục
Trợ gan mật, ổn định tâm trí

Mắt mèo

Các tuổi
Xanh lam
Lợi xương cốt, tĩnh tâm, thực hiện mơ ước
Tỵ Ngọ, Thìn Tuất Sửu Mùi, Thân Dậu Hỏa Thổ
Vàng
Cầu tài, trừ tà, bình an

Spodumene

Các tuổi
Tím, đỏ, vàng
Trợ thiền, tĩnh tọa, an tâm, khai sáng
Các tuổi, trừ Dần Mão, mạng Mộc
Ngà voi
Trừ tà, hộ thân, may mắn

Quan sát bảng đại cương trên, bạn sẽ thấy điểm “chung chung” là MÀU SẮC là chính, chất liệu là phụ, được sử dụng nhiều nhất là đá thạch anh các loại và phạm vi “phục vụ” của thạch anh cũng “các người”. Tóm lại, khi cần “đeo đá”, bạn nên chú ý tới:
* Màu sắc

Màu TRẮNG: thuộc KIM. Thuần khiết, thần thánh, mát mẻ. Những người tuổi Dần, Mão, người sanh năm Giáp, Ất, người mạng Mộc [trừ Bình địa Mộc-Mậu Tuất, Kỷ Hợi], nên ít dùng.
Màu trắng [thạch anh xếp thứ 1] có đặc tính hấp thu một số bức xạ, sóng ngắn có hại đối với cơ thể người, có thể giải trừ việc bị “mộc đè”, “bóng đè” khi ngủ, giải tỏa stress, hóa sát, đem lại tự tin…

Màu ĐEN, XÁM, XANH DƯƠNG, CÀ PHÊ: thuộc THỦY. Thần bí, tĩnh mịch. Người tuổi Tỵ, Ngọ, người sanh năm Bính, Đinh, mạng Hỏa [trừ Tích lịch Hỏa-Mậu Tý, Kỷ Sửu, Thiên thượng Hỏa-Mậu Ngọ, Kỷ Mùi] nên ít dùng.
Màu đen có ý nghĩa về trí tuệ, nghị lực, cũng có ý nghĩa về tài nguyên. Các trang sức bằng gỗ đen [mun, hạt bồ đề…] cũng có ý nghĩa này.

Màu VÀNG: thuộc THỔ. Ôn hòa, vinh quang, hoa lệ. Tuổi Tý, Hợi, Nhâm, Quý, mạng Thủy [trừ Đại hải Thủy-Nhâm Tuất, Quý Hợi, Thiên hà Thủy-Bính Ngọ, Đinh Mùi] nên ít dùng.
Màu vàng liên quan “đậm” đến việc “chiêu tài, tiến bửu”, có ý nghĩa cầu tài lớn nhất trong màu sắc. Cũng có ý nghĩa như một thứ “bùa Bình an”.

Màu XANH LỤC, XANH LÁ, LAM: thuộc MỘC. Hòa bình, thanh xuân, trang trọng, trong lành. Tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi, Mậu, Kỷ, mạng Thổ [trừ Lộ bàng Thổ-Canh Ngọ, Tân Mùi, Đại dịch Thổ-Mậu Thân, Kỷ Dậu, Sa trung Thổ-Bính Thìn, Đinh Tỵ] nên ít dùng.
Màu xanh có ý nghĩa tụ tài, giải stress, giảm lo âu, trợ gan mật, xương gân.

Màu ĐỎ, HỒNG, CAM, TÍM: thuộc HỎA. Giàu sức sống, nhiệt tình, khỏe mạnh, hưng phấn, hoạt bát. Tuổi Thân Dậu, Canh Tân, mạng Kim nên ít dùng [trừ Hải trung Kim-Giáp Tý, Ất Sửu, Sa trung Kim-Giáp Ngọ, Ất Mùi, Kiếm phong Kim-Nhâm Thân, Quý Dậu].
Màu đỏ, hồng, tím là màu của hôn nhân, hạnh phúc, “tình vận” [không phải tài vận], mưu cầu “đào, kép”, nghệ thuật, mỹ thuật.

*Hình dáng
Hình TRÒN: lương thiện, thận trọng, dễ thích nghi, giỏi giao tế. Biểu tượng của sự Viên mãn.
Hình GIỌT NƯỚC, “OẰN OẠI”: nỗ lực, chí tiến thủ, khả năng thích ứng mạnh mẽ.
Hình BẦU DỤC: cá tính nổi trội, nghị lực, “ngoài lạnh, trong nóng”, điềm đạm mà không mất nhiệt tình.
Hình QUẢ TRÁM: hướng ngoại, hoạt bát, có khả năng “bắt mạch” thực tế, thích tìm kiếm sự hoàn mỹ.
Hình QUẢ LÊ: tượng trưng khả năng giỏi ứng phó.
Hình TRÁI TIM: tình yêu. Tình cảm phong phú, có sức tưởng tượng.
Hình VUÔNG: gọn gang, ngăn nắp, thái độ nghiêm túc, có khả năng lãnh đạo.
Hình QUE, CHỮ NHẬT: ngay thẳng, minh bạch, nghiêm nghị, mưu trí.
Hình ĐA GIÁC: tìm kiếm ước muốn, mong cầu như ý.
Hình dáng và màu sắc cũng có thể kết hợp để tạo ra ý nghĩa Phong Thủy mới của vật đeo. Thí dụ, sợi dây đeo cổ hình que làm bằng lam ngọc là “thủy mộc tương sinh”, dành cho người cần bổ tình duyên, thiếu hỏa mà lại không dùng được hỏa…
Thạch anh tím hình Giọt nước
3/- Quy tắc cuối cùng
Thí dụ trên minh họa cho quy tắc “đầu têu” khi cần đeo something cái gì đó. Khi chọn vật đeo, bạn nên biết rõ mình cần Ngũ hành loại nào hay nên “giảm cân” cho loại nào theo Ngũ hành của bản thân. Vì thực ra, chọn đá đeo người, có lúc là tại vì “cần nạp” nhưng quan trọng hơn và bị “giấu kín” hơn là việc đeo đá sẽ hết sức cần thiết khi bạn có thứ “cần xuất”, cần bớt,để ngũ hành của mình được “cân đối”, “thanh tịnh”- điều kiện để “tiến từ từ, tiến chậm rãi, tiến vững chắc” trong đời sống.
Khi “cần nạp” hay cầu tài, bạn nên chọn vật đeo có hình con vật cầm tinh của mình hoặc con vật tam hợp, lục hợp với mình, hay vật, biểu tượng, thần hộ mệnh, “mẹ sanh mẹ độ” của mình. Thí dụ như một Phật tử tuổi Giáp Ngọ, có thể chọn đeo một tượng Đại lực Đại Thế Chí bồ tát, tượng “Quan thánh đế quân” hay một con “ngựa ở trong mây”… chẳng hạn.

Khi “cần xuất” bạn phải biết quy luật sinh khắc chế hóa của Ngũ hành mới “tham dự” được, chớ nên… liều.

1 nhận xét: