Người ta
nói “Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ”. Sao chỉ có bọn “teen” chúng tôi hỏi “già” ,
còn “già” hông hỏi “trẻ”?
(Badongmotmo@...)
-
“Ai kêu tui
đó?” là… tui hỏi , đâu phải các cô, các chú “teen” hỏi. “Đi hỏi già” là
hỏi chuyện chưa tới (mình chưa trải qua); “về nhà hỏi trẻ” là hỏi chuyện đã rồi
(mà mình không chứng kiến). Hỏi chuyện chưa tới là hỏi kinh nghiệm của người
từng trải hơn mình; hỏi chuyện đã rồi là… “lợi dụng” sự ngây thơ của con nít
nhỏ xíu. Hỏi kinh nghiệm vì tỏ sự kính trọng người già; lợi dụng sự ngây thơ vì
nó đi kèm sự thành thật. “Đi hỏi già” thì học mà… miễn phí; “về nhà hỏi trẻ”
thì “sâu sát trong quần chúng” mà chỉ tốn có cái kẹo là “nắm” được toàn bộ sự
việc một cách chính xác, dù không có mặt.
Có điều, “già” đây không chỉ là “già mặt, già
mày, già râu, già tóc” mà còn phải “già…dặn”. “Trẻ” đây là muốn nói “con nít”,
nhỏ như con của chàng Trương, chứ không phải hàng “teen” như các cô, các chú.
Hàng “teen” nhiều cô, chú… “cuội” lắm rồi, dù nhiều khi “cuội” một cách ngây
thơ- giống cô nàng hẹn “bồ” bên mạn xuồng, đưa tay cho “chàng” nắm, bị “bà già”
trở mình ngó thấy nên vội rụt tay về. Cô bèn… “cuội”: Má ơi! Con vịt chết
chìm, con thò tay vớt nó, con cá lìm kìm [nó] cắn tay con…”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét