Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Âm phù kinh [Hết]

Hạ Thiên
 
13. Cổ giả thiện thính, lung giả thiện thị. Tuyệt lợi nhất nguyên, dụng sư thập bội. Tam phản trú dạ, dụng sư vạn bội.

, 聾者 . , . , .
 
Người mù nghe giỏi, người điếc thấy tinh. Quên lợi một phần, sẽ mạnh gấp trăm. Ngày đêm tu luyện sẽ mạnh gấp vạn.
Cho nên nhắm mắt, nghe sẽ rõ hơn. Bịt tai, thấy sẽ rõ hơn. Thanh Tĩnh kinh viết: Chúng sinh không biết chân đạo, là vì có vọng tâm. Vì có vọng tâm, nên khiến thần kinh sợ. Thần kinh nên bám víu vật chất. Bám víu vật chất nên nổi tham cầu. Đã tham cầu nên sinh phiền não. Phiền não, vọng tưởng làm ưu khổ thân tâm, làm cho mình bị trầm luân khổ ải, không biết được chân đạo.
Vọng tưởng, tham cầu là nguồn lợi lộc, nếu con người gạt bỏ được tham cầu, thì vạn hữu thành không, tư lự sẽ giảm thiểu, cho nên ngồi vận công đạo dẫn sẽ thấy gia tăng công lực. Nếu như suốt ngày lo Tồn Thành, Khử Vọng, thì rốt cuộc sẽ tới được chỗ Chí Thiện, Vô Ác.
 
14. Tâm sinh ư vật, tử ư vật. Cơ tại mục. 

, . .
 
Trong con người Tâm là Chủ, mắt là cửa vào Tâm. Tâm đây là Bản Lai Chân Tâm, không không, đỗng đỗng, vô ngã, vô tâm, vô vật, đồng thể với Thái Hư. Nó chính là Đạo Tâm, là Tâm Chân Như của nhà Phật. Nó bất sinh bất diệt.
Tâm mà có sinh có diệt là cái Tâm Thịt, là Nhân tâm.
Vật là vật dục. Ta không thấy Tâm, nhân vật nên nó hiện. Ta thấy vật, nên thấy tâm; không có Vật thì Tâm không hiện. Cái Tâm này vì vật mà có sinh tử: Vật sinh thì nó sinh; vật tử thì nó tử.
Con mắt là cửa của Tâm. Nó chiêu vời đạo chích vào. Mắt thấy gì, tâm liền hay biết. Cho nên mắt là động cơ làm cho Tâm sống chết. Cho nên động cơ thật là ở nơi mắt.
Nếu con người biết phản quan nội chiếu, thì ngoại vật sẽ hết đường vào, sẽ không còn làm ta sinh tử, thì sinh tử còn theo lối nào mà vào. 
Chu Hi chú: Tâm do vật mới thấy, thế là Sinh ư vật, Tâm vì trục vật mà chết, thế là Tử ư vật. Tâm tiếp được vật là nhờ Cửu Khiếu, nhất là nhờ Mắt. (Vô Tích Hoàng Nguyên Bính, Âm Phù Kinh Chân Thuyên).
 
15. Thiên chi vô ân, nhi đại ân sinh. Tấn  lôi, liệt phong, mạc bất xuẩn nhiên. Chí lạc tính dư, chí tĩnh tính khiêm.

. . , .
 
Trời đối với vạn vật, tưởng là Vô Ân, nhưng thực ra đã sinh ra vạn vật thực là Đại Ân vậy. Nhờ phong vũ, lôi đình nên vạn vật tự nhiên sinh xuất. Thế là Chí lạc, thế là Chí Tĩnh. Tất cả đều vô tâm, tự nhiên.
 
16. Thiên chi chí tư, dụng chi chí công. Cầm chi chế tại khí.

, . .
 
Thiên đạo thời vô tượng, vô hình, coi muôn loài là một; cho nên chí tư. Bốn mùa vần xoay, làm cho vận vật nảy sinh, cho nên chí công.
Chỉ dùng một khí mà cầm giữ, kiềm chế muôn vật. Làm cho vạn vật từ Nhất Bản tán vạn thù, rồi lại từ Vạn thù qui nhất Bản. Nên thực ra không có gì là Công, không có gì là Tư. Chỉ có một khí tuần hoàn mà thôi.
 
17. Sinh giả, tử chi căn. Tử giả, sinh chi căn. Ân sinh ư hại, hại sinh ư ân.

. . , .
 
Thiên đạo sinh vật, một khí thượng hạ. Thượng là Dương, hạ là Âm. Dương là Sinh là Ân, Âm là Tử, là Hại.
Đã có sinh, thời có Tử; đã có tử, ắt có sinh. Cái nọ là gốc sinh cái kia. Có Ân thời có Hại, có Hại thời có Ân.
Nếu con người biết tìm cái sống trong cái chết, thì sẽ được trường sinh bất tử; nếu biết tìm cái Ân trong cái hại, thì sẽ được cái Ân và sẽ Vô Hại. Ra khỏi cái này mà vào cái kia, phải cho cẩn thận. (Lưu Nhất Minh).
 
18. Ngu nhân dĩ Thiên Địa văn lý thánh. Ngã dĩ thời vật văn lý triết.

. .
 
Ngu Nhân không biết gì về sinh tử, ân hại. Đó là bí mật tạo hóa tuần hoàn. Thiên văn dạy ta Tượng; Địa lý dạy ta Hình. Biết cái gì hiển lộ ra bên ngoài, cái gì thấy được, biết được, không phải là Thánh.
Cái gì vô hình, vô tượng của Trời Vật đó là cái mà Thần hiển lộ bên trong, nó không thể thấy, không thể biết, cái đó gọi là Triết lý của Trời Đất.
Cho nên vật có khi Sinh có khi Tử. Lúc đáng sinh thì sinh, lúc đáng tử thời tử. Sinh là Ân, Tử là Hại. Tất cả là do Thời Vận, đều là do Thiên Đạo, Thần Đạo vận chuyển.
Thiên Địa thần đạo ấy không thể thấy, không thể biết. Biết được nó là nhờ Vật. Nhìn thấy vạn vật sinh tử có thời, thì thấy được cái minh triết của Trời Đất.
 
19. Nhân dĩ ngu ngu thánh nhân, Ngã dĩ bất ngu ngu thánh nhân. Nhân dĩ kỳ kỳ thánh nhân, Ngã dĩ bất kỳ kỳ thánh nhân.

, .   .
 
Người thường cho rằng thánh nhân là những người ngu. Ta không nghĩ như vậy. Người thường cho rằng thánh nhân là những người kỳ dị. Ta không nghĩ như vậy.
Đạo tính mệnh bắt đầu từ Hữu Tác thì không ai biết. Khi nó tới Vô Vi thì người ta mới biết.
Xưa nay Chân Thượng thánh nhân lúc tu Hữu Tác, thì thường dấu bớt vẻ sáng, thường chuyết thông, hủy trí, thao quang, dưỡng hối, Thái Dược trong Hư Vô (Hoảng Hốt Tra Minh chi Hương), Hành Hỏa Hầu trong Vô Thức Vô tri chi địa. Để hết Tâm Trí vào Hư Vô, để cho Thần Minh vận chuyển, như vậy quỉ thần làm sao mà dò biết được? người làm sao mà biết được?
Cái bí quyết này ai mà biết được, cho nên thường nhân không hiểu nổi thánh nhân. Thánh Nhân như một nhà buôn lớn, khéo cất giấu hàng hóa. Tưởng như không có, mà thực sự là có. 
Các Ngài đâu phải là kẻ ngu?
Khi đã tới giai đoạn Vô Vi, thì các Ngài Hòa Quang, Đồng Trần, tích công luyện đức, cực vãng tri lai, thần thông quảng đại, trí tuệ vô biên. Cho nên có người cho rằng các ngài là những con người kỳ dị. Có biết đâu rằng các ngài chỉ đem cái Chân Thường để Ứng Vật, chứ chẳng có gì là kỳ dị.
 Các Ngài là những bậc Tham Thiên Địa chi hóa dục, và có đức phối Thiên Địa. (Lưu Nhất Minh)
 
20. Trầm thủy, nhập hỏa, tự thủ diệt vong.

, .
 
Những tật xấu của con người như tham lam, keo kiệt, ân ái đó là những vực thẳm. Tửu sắc tài khí thì như là những lò lửa. Thường nhân không biết gì về Thiên Đạo, Tạo Hóa; không biết gì cái học Tính Mệnh của Thánh Nhân lấy giả làm chân, lấy khổ làm vui, nên tự hại, dìm mình trong vực thẳm mà không biết, nhập vào lò lửa mà không hay. Thế là tự chuốc lấy diệt vong, còn trách ai được?
 
21. Tự nhiên chi Đạo, tĩnh, cố Thiên Địa vạn vật sinh. Thiên địa chi Đạo tẩm, cố Âm Dương thắng, Âm Dương tương thôi nhi biến hóa thuận hĩ.

, . . , .
 
Đại Đạo vô hình, sinh Thiên Địa vạn vật, Đại Đạo vô danh, trưởng dưỡng vạn vật. Vô hình, vô danh là Đạo tự nhiên, chí tĩnh. Tĩnh là máy sinh ra động, tĩnh cực rồi động, và vạn vật từ đó mà sinh ra. Một sinh ra Thiên Địa, nên Thiên Đạo là Đạo Tự Nhiên. Nên Đạo Thiên Địa thấm nhuần từ từ, đó cũng là ý nghĩa của Tự Nhiên. Vì tẩm nhuận tự nhiên, nên động không lìa tĩnh, tĩnh không lìa động. Một động một tĩnh lấy nhau làm căn cơ, cho nên Âm Dương thắng. Động là Dương, Tĩnh là Âm, Động cực rồi Tĩnh, Tĩnh cực rồi Động, Âm cực sinh Dương, Dương cực sinh Âm. Âm Dương đun đẩy lẫn nhau sinh ra tứ thời, làm cho Vạn Vật sinh thành, hoặc biến hoặc hóa, thuận theo tự nhiên, không có tâm ý gì trong đó. Cho nên tất cả là do tự nhiên chi Đạo, vô hình vô danh, biến hóa vạn sự, nên biến hóa không bao giờ cùng.
 
22. Thánh nhân tri tự nhiên chi đạo bất khả vi, nhân nhi chế chi. Chí tĩnh chi Đạo luật lịch sở bất năng khế. Viên hữu kỳ khí, thị sinh vạn tượng, bát quái, Giáp Tí thần cơ, Quỉ tàng, Âm Dương tương thắng chi thuật, chiêu chiêu hồ, tiến ư tượng hĩ.

, . . , , , , , .
 
Thánh Nhân là những người «Dữ Thiên Địa hợp kỳ Đức», vì các Ngài dữ Thiên Địa hợp kỳ Đức, nên đi đúng đường lối trời đất, chỉ nhân đó biến chế đôi chút, cho nên các Ngài dữ Thiên Địa đồng đức. 
Thế nào là Đạo Tự Nhiên: Thưa là Đạo phi sắc, phi không, chí vô nhi hàm chí hữu, chí hư nhi hàm chí thực, hữu vô kiêm cai, hư thực tịnh ứng. Cho nên nói nó là Vô thì nó là Hư Vô Nhất Khí, Vô Thanh Vô Xú. Nó là Đạo, hết sức là Tĩnh cho nên số của luật lịch không thể khế hợp với nó được. Luật lịch chỉ khế hợp được với hữu hình, không khế hợp được với Vô Hình, vì nó chí tĩnh nên vô hình vậy. Như vậy luật lịch làm sao khế hợp với nó được. Tín Lăng Sư nói: Hữu vật tiên Thiên Địa, Vô danh bản tịch liêu, chính là vì vậy.
Nói nó là Hữu, thì nó chính là Khí Dụng. Nói nó là Kỳ Khí, Thần Khí vậy. Thần khí thì «Diệu vạn vật», cho nên sum la vạn tượng, bát quái tương đãng, Giáp Tí tuần hoàn, Thần thì Thân cơ, Quỉ thì Khuất Tàng. Bao dung vạn sự. Tín Lăng Sư gọi thế là: «Năng vi vạn vật chủ, bất trục tứ thời điêu» là vì vậy.
Tĩnh Đạo là Vô Danh Thiên Địa chi thủy, Thần Khí là Hữu Danh Vạn vật chi mẫu.
Lão tử nói: «Vô Dục dĩ quan kỳ Diệu. Quan kỳ Diệu là Quan kỳ Thủy vậy. Hữu Dục dĩ quan kỳ Kiếu, quan kỳ Kiếu, là Quan kỳ Mẫu.»
Không có Hữu thì Vô không thành, không có Quan Kiếu thì không có quan diệu.
Quan Diệu chi Đạo là Vạn Vật giai Không, Vô Tác, vô Vi.
Quan Kiếu là Âm Dương biến hóa, hữu tu hữu chứng.
Thánh nhân không đi ngược Thiên nhiên chi Đạo, chỉ Nhân nhi chế chi mà thôi.
Quan Thiên chi Đạo, chấp Thiên chi Hành là từ Hậu Thiên trở về Tiên Thiên, từ trong Sát Cơ đoạt lấy Sinh Cơ, Điên Đảo Ngũ Hành, Nghịch Thi Tạo Hóa, lấy Âm Dưỡng Dương, lấy Dương hóa Âm. Dương Kiện, Âm Thuận, Âm Dương hỗn hợp. Từ quan Kiếu cho tới Quan Diệu, từ Thần Khí nhập vào chí tĩnh, từ miễn cưỡng đi vaò Tự Nhiên, thế là Hữu Vô Nhất Trí, công lực vẹn toàn.
Dùng thuật Âm Dương tương thắng để vượt lên trên Sắc Tượng.
Nên biết Thuật này không phải Thuật tầm thường. Xưa Hoàng Đế cưỡi rồng lên trời, Trương Cát Hứa siêu phàm nhập thánh, người xưa đem cả nhà cửa lên Trời có 800, bay thẳng lên Trời có tới 3000, đều nhờ Đạo này mà thành.
Âm Phù Kinh chỉ có hơn ba trăm chữ, mỗi dòng đều là Cam Lô, mỗi chữ đều là châu ngọc, dạy ta con đường Tính Mệnh Bất Tử, dạy ta con đường tu chân của Vạn Thế. 
Thế là lộ hết Thiên Cơ, Đan Kinh Tử Thư dù ví dụ muôn vàn cũng chỉ là dạy Âm Dương Tương Thắng chi thuật. 
Người có chí thấy được Kinh này, nên thành tâm đọc tụng, nên cầu sư học quyết. Có thể sẽ Đại Giác, Đại Ngộ, hãy cố thực hành sẽ thấy ứng hợp với các lời Sấm. (Lưu Nhất Minh).
Thư mục Âm Phù kinh
 
1.- Lưu Nhất Minh, Âm Phù Kinh chú
2.- Vô Tích Hoàng Nguyên Bính, Âm Phù Kinh Chân Thuyên.
3.- Thái Công đẳng chú (17 người chú giải).
4.- Thất gia chú (7 người chú)
5.- Lý Thuyên chú.
6.- Trương Quả chú.
7.- Viên Thục Chân chú.
8.-Tiêu Chân Tể chú.
9.- Hoàng Cư Chân chú.
10.- Trầm Á Phu chú.
11.- Nhiệm Chiếu Nhất chú.
12.- Kiển Xương Thìn chú.
13.- Đỗ Quang Đình chú.
14.- Lục Điền chú.
15.- Lý Tịnh Âm Phù Cơ.
16.- Âm Phu Thái Vô Truyện.
17.- Đướng Vi Hồng, Âm Phù Chính Nghĩa.
18.- Lý Thuyên Diệu Nghĩa. (Li Sơn Mẫu truyện)
19.- Trương Quả, Âm Phù Biện Mệnh Luận,.
20.- Huyền giải tiên sinh, Âm Phù Huyền Đàm
21.- Đỗ Quang Đình, Âm Phù Kinh
22.- Cát Hồng, Âm Phù Thập Đức Kinh
23.- Viên Thục Chân, Âm Phù Kinh Sớ.
24.- Thái Huyền Tử, Âm Phù Kinh Tụng.
25.- Vô Vi Tử, Âm Phù Kinh
26.- Trương bân Khanh, Âm Phù Sớ.
27. – Trương Lỗ, Âm Phù Huyền Nghĩa.
28.- Phí Trường Phòng, Âm Phù Đợn Kinh.
29.- Ly Sơn Mẫu chú, Âm Phù Đơn Kinh,
30.- Âm Phù Kinh Tự.
31.-, Âm Phù Ngũ tặc nghĩa.
32.- Âm Phù Tiểu Giải.
33.- Âm Phù Đơn Kinh Giải.
 
Từ số 2, đến số 33 là theo Tống Cao tự Tôn Tử trong sách Vô Tích Hoàng Nguyên Bính, Âm Phù Kinh Chân Thuyên, tr.23.
Âm Phù được Đường Quả Lão, Y Doãn, Thái Công Vọng, Chư Cát Lượng, Phạm Lãi, Quỉ Cốc Tử, Trương Lương, Lý Thuyên v. v... chú. 
Cũng có người cho sách này đã được 11 người chú giải, thay vì 7 người như trên. Đó là: Thái Công, Phạm Lãi (525-455) Quỉ Cốc Tử, Chư Cát Lượng, Lý Thuần Phong (602-670 Đường), Lý Thuyên (Đời Đường Huyền Tông), Lý Hiệp, Lý Giám, Lý Duyệt, Dương Thịnh.
*Bài Âm Phù Kinh
*PHỤ  LỤC  1 :-

Ý nghĩa kinh sách đạo Lão
 
Âm phù kinh
 
Khoảng 23 quyển khác nhau.
«Thánh Nhân quan thiên chi đạo, chấp thiên chi hành, chưởng ốc Thiên Nhân ám hợp chi cơ, xử hành vi hợp hồ Thiên Đạo, bất vi tự nhiên, tắc trị quốc dưỡng sinh các đắc kỳ nghi...» (Hoàng Đế Âm Phù Kinh, tr. 332, Trung Hoa Đạo Giáo Đại Từ Điển, Hồ Hoài Sâm)
Sách này được Đường Quả Lão, Y Doãn, Thái Công Vọng, Chư Cát Lượng, Phạm Lãi, Quỉ Cốc Tử, Trương Lương, Lý Thuyên v. v... chú. 
Cũng có người cho sách này đã được 11 người chú gỉai, thay vì 7 người như trên. 
Đó là: Thái Công, Phạm Lãi (525- 455) Quỉ Cốc Tử, Chư Cát Lượng, Lý Thuần Phong (602-670 Đường), Lý Thuyên (Đời Đường Huyền Tông), Lý Hiệp, Lý Giám, Lý Duyệt, Lý Thịnh.
Đều chủ trương Quan Thiên chi đạo, chấp cơ đạt biến, dĩ cầu trường sinh, phú quốc an dân, cường binh chiến thắng. (sđd, tr.332)
Âm Phù Kinh là: 
 «Thánh Nhân Thể Thiên dụng Đạo chi cơ.» 
 «Thánh Nhân dụng tâm Thâm vi, tắc năng chiếu kiến tự nhiên chi tính; chấp cơ biến thông tắc năng khế hợp tự nhiên chi Lý.» 
Chiếu chi dĩ tâm, khế chi dĩ cơ, nhi âm phù chi nghĩa tận hỉ. (332)
Thiên Địa chi thần dữ Ngô chi thần đồng vu nhất thể, cố động dữ Thần khế, tĩnh dữ Thần cụ, dữ Thái Không vi nhân, dữ tạo vật giả vi hữu, Thể Tính vô thù, thị vị Đắc Đạo 
Thế là Thiên Đạo Nhân Tâm ám hợp chi lý, dục nhân năng thuận Thiên nhi động (333)
Âm Phù Kinh xưa nay chỉ có 300 chữ hay 400 chữ. (333) 
Cộng thêm học thuyết Lão là Thanh Tĩnh tự nhiên, thanh tâm quả dục, pha phach thêm Dịch Truyện là thành Thuyết Thiên Đạo, Nhân sự Khế Hợp. (333) 
Âm Phù kinh cho rằng Thiên Đạo và Nhân Đạo khế hợp với nhau.
Và giải Âm là Ám, Phù là Phù Hợp. (333)
Đề cao thuyết của Nho Gia là Tồn Thiên Lý, khử Nhân Dục, Tu Tâm, Thành Tính. (334) 
«Vạn vật hữu hình viết Âm. Vạn Vật giai hữu Tính Mệnh viết Phù, vạn vật giai hữu Tự Nhiên chi Đạo viết Kinh” Lại nói: Âm Phù nhị tự, Thân Tâm dã, Tính Tình dã, Thủy Hoả dã, Thần Khí dã, Diên Hống dã, Long Hổ dã, động tĩnh dã, nãi tu đơn chi căn bản, dưỡng đạo chi uyên nguyên.» (334) .


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét